Phát hiện quần thể hang động núi lửa lớn nhất Đông Nam Á tại Đắc Nông: Hướng đến công viên địa chất toàn cầu

Trong những ngày cuối năm 2014, lần đầu nhiều hang động nằm dọc theo dòng sông Sê-rê-pốc thuộc huyện Krông Nô, tỉnh Đác Nông được công bố khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng trước những nét độc đáo cũng như vẻ đẹp của hệ thống hang động ở đây.
Phát hiện quần thể hang động núi lửa lớn nhất Đông Nam Á tại Đắc Nông: Hướng đến công viên địa chất toàn cầu
Trong những ngày cuối năm 2014, lần đầu nhiều hang động nằm dọc theo dòng sông Sê-rê-pốc thuộc huyện Krông Nô, tỉnh Đác Nông được công bố khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng trước những nét độc đáo cũng như vẻ đẹp của hệ thống hang động ở đây. Còn đối với tỉnh Đác Nông, việc phát hiện những hang động độc đáo này đã mở ra tiềm năng mới cho việc nghiên cứu khoa học về địa chất cũng như phát triển ngành “công nghiệp không khói” của tỉnh trong những năm tới.

Hang núi lửa dài nhất Đông - Nam Á

Theo kết quả công bố của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) và Hiệp hội hang động Nhật Bản thì hệ thống hang động núi lửa dọc sông Sê-rê-pốc, huyện Krông Nô, tỉnh Đác Nông có chiều dài khoảng 25 km từ miệng núi lửa tại xã Buôn Choah kéo dài đến khu vực thác Đray Sáp với hàng chục hang động lớn nhỏ khác nhau. Các hang động được phát hiện nằm trong rừng sâu, chưa ghi nhận dấu vết của con người nhưng có nhiều loài vật sinh sống. Đến thời điểm hiện nay, các nhà khoa học đã tiến hành đo chi tiết được ba trong số hơn 12 hang động. Trong đó, hang động C7 là hang núi lửa dạng ống có chiều dài hơn một km được đánh giá là hang động dài nhất Đông-Nam Á. Bên trong hang rộng có nhiều cấu tạo đặc trưng của quá trình phun trào núi lửa như các ngấn dung nham, dòng chảy dung nham, hố sụt cùng các di tích thực vật và quá trình đông cứng dung nham bazan xảy ra cách đây hàng triệu năm. Theo ông La Thế Phúc, Giám đốc Bảo tàng Địa chất Việt Nam, bên trong hệ thống hang động này còn ẩn chứa nhiều bí mật về địa chất thành tạo, đa dạng sinh học, không loại trừ cả khảo cổ... cần được nghiên cứu khám phá. Điều thú vị nhất là các hang động này hình thành trong đá basalt chứ không phải trong đá carbonat (đá vôi) như đa số những hang động khác ở Việt Nam. Đặc biệt, tại hang C7 còn sót lại ba tầng địa mạo, cho thấy các dòng chảy dung nham tại đây có thời gian phun trào khác nhau. Một đoạn nền hang C7 bị sập cũng cho thấy đã có một dòng chảy dung nham khác ở phía trên tác động. Cấu trúc hệ thống hang động này là kết quả hoạt động của các hệ thống đứt gãy kiến tạo, hình thành kênh dẫn cho dung nham magma từ dưới sâu đưa lên, hình thành các thể magma xâm nhập và phun trào basalt. Các yếu tố này ảnh hưởng tới hình thái, địa hình của khu vực, tạo nên những cảnh quan, thác nước ngoạn mục. Một trong những giá trị của hệ thống hang động dọc sông Sê-rê-pốc là hoàn toàn hoang sơ, chưa có sự tác động của con người.

Ngay sau hệ thống hang động dọc sông Sê-rê-pốc, huyện Krông Nô được công bố, chúng tôi đã đến khu vực hang động để tìm hiểu. Anh Vương Văn Hiển, một nhân viên Ban quản lý rừng đặc dụng cảnh quan Đray Sáp nằm trên địa bàn xã Đác Sô, huyện Krông Nô tình nguyện đưa chúng tôi đi tham quan hang Dơi-một trong những hang động ở đây. Anh Hiển là người gắn bó lâu năm với vùng đất này và đã từng cùng với đoàn công tác của tỉnh vào khảo sát các hang động ở đây nên anh nắm khá kỹ về hang động này. Trên đường đi, anh Hiển kể: Ở khu vực rừng đặc dụng cảnh quan Đray Sáp có nhiều hang động, cách mấy chục mét lại có một hang, hang này chồng chéo với hang khác tạo nên một quần thể hang động huyền bí, tập trung chủ yếu ở Tiểu khu 1246. Trong các hang có vô số ngõ ngách, không biết chỗ nào là tận cùng, đá xếp thành từng chồng, tạo cảnh quan rất độc đáo…

Sau một lúc đi bộ, chúng tôi đã đến khu vực miệng hang Dơi. Giữa núi rừng bao la, miệng hang lộ rõ giữa những phiến đá tổ ong to đùng. Để vào được hang, chỉ có một cách duy nhất là phải leo xuống miệng hang bằng thang dây dài hơn 20m. Khi vào được trong hang, không gian yên ắng, thông qua ánh sáng lờ mờ từ bên ngoài rọi vào và ánh sáng của đèn pin, hiện ra trước mắt chúng tôi là một tuyệt tác tuyệt vời của thiên nhiên tạo hóa. Đó là những tảng đá muôn hình vạn trạng, có tảng hình thoi, hình trụ, hình tam giác, có tảng dài và thẳng nằm xếp chồng lên nhau. Đặc biệt, những dải nhũ thạch chảy dài từ trên cao xuống nền hang, tạo nên những hình thù kì dị, huyền bí. Vào giữa hang, vòm hang rộng, từ trên cao những giọt nước nhỏ xuống kêu tí tách, đều đặn, tạo thành những âm thanh thánh thót.

Phát hiện quần thể hang động núi lửa lớn nhất Đông Nam Á tại Đắc Nông: Hướng đến công viên địa chất toàn cầu - anh 1

Miệng một hang động dọc sông Sê-rê-pốc, huyện Krông Nô, tỉnh Đác Nông.

Theo người dân ở buôn Choáh, xã Buôn Choáh, huyện Krông Nô, tên gọi hang Dơi là do người dân địa phương gọi lâu thành quen. Bởi trước đây, khi những người đi rừng phát hiện ra miệng hang thì thấy dơi ở trong hang bay ra rất nhiều, khi đến gần thấy dơi bám đầy trên những tảng đá đen ngòm. Sau này, do nạn phá rừng tràn lang và người dân săn bắt dơi ráo riết nên đàn dơi thưa dần. Đến nay, đàn dơi còn lại rất ít và cũng chỉ quẩn quanh trong hang, ít khi ra ngoài.

Do điều kiện không cho phép nên chúng tôi chỉ thăm được hang Dơi. Trước đó, khoảng giữa năm 2014, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Đắc Nông phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh và huyện Krông Nô đã tiến hành khảo sát hệ thống hang động thuộc lưu vực sông Sê-rê-pốc đoạn quan địa bàn huyện Krông Nô. Trưởng phòng nghiệp vụ Du lịch Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Đắc Nông Trương Thị Ánh, thành viên đoàn khảo sát cho biết: Sau hai ngày ròng rã, đoàn công tác của tỉnh đã khảo sát thực tế được ba hang động lớn trong tổng số hàng chục hang động lớn, nhỏ dọc sông Sê-rê-pốc. Cụ thể, hang động số một nằm gần Cụm du lịch sinh thái thác Đray Sáp, miệng hang nhỏ khoảng 1m ngang, chiều dài hang khoảng 200m có đường thông ra, chiều cao khoảng 2m, tuy nhiên bên trong có đoạn chiều cao thấp, muốn đi phải khom người nên chưa thuận lợi trong việc đi lại trong hang. Hang động số 2 được xác định ở tọa độ X: 00434299, Y: NO 1384239 theo hệ tọa độ VN 2000, cách vị trí thác Đray Sáp khoảng 3 km, có đường mòn xe ô tô đi đến miệng hang thuận lợi. Đây là hang đẹp nhất trong ba hang động mà đoàn đã khảo sát, miệng hang rộng, chiều ngang khoảng 15m, đi vào khoảng 50m hang chia thành hai nhánh, mỗi nhánh có độ dài khoảng 300m, chiều cao khoảng 6m, đường đi rộng, thoáng mát không đọng nước và dễ đi lại, tuy nhiên hang này đi vào và ra chỉ có một cửa. Hang động số 3 được xác định ở vị trí tọa độ X: 0438965, Y: NO 1380641 theo hệ tọa độ VN 2000 thuộc địa phận Công ty lâm nghiệp Đức Lập, xã Buôn Choah, huyện Krông Nô, là hang xa nhất cách vị trí thác Đray Sáp khoảng 30km. Miệng hang rộng khoảng 8m, chiều dài hang khoảng 200m, chiều cao khoảng 10m. Tuy nhiên, tầng đá bên trên mỏng, chủ yếu là đá bọt và độ gắn kết thấp, giao thông đi lại chưa thuận lợi, cửa hang cách xa khu dân cư, không có đường đi, phải băng qua rẫy người dân.

Ngay sau khi các hang động núi lửa dọc sông Sê-rê-pốc, huyện Krông Nô được công bố, mặc dù còn hoang sơ nhưng không chỉ thu hút sự quan tâm của người dân trong nước mà còn thu hút sự tò mò, khám phá của đông đảo du khách, các nhà nghiên cứu địa chất, nghiên cứu hang động trên thế giới.

Hướng đến xây dựng công viên địa chất

Theo Giám đốc Bảo tàng Địa chất Việt Nam La Thế Phúc, điểm đặc biệt của các hang động dọc sông Sê-rê-pốc là được hình thành trong đá basalt chứ không phải trong đá carbonat (đá vôi) như đa số các hang động khác, lại tập trung nên giàu tiềm năng về di sản địa chất và hội tụ khá đầy đủ các tiêu chí cơ bản của công viên địa chất. Các hang động này quyến rũ không kém các động nổi tiếng ở các tỉnh phía Bắc của Việt Nam… Hơn nữa, đường đi đến các hang rất thuận lợi, có thể khai thác phát triển du lịch sinh thái, văn hóa, du lịch mạo hiểm, kết hợp khám phá hệ thống thác nước. Vì vậy, nếu được đầu tư, khai thác các điểm hang động một cách hợp lý, có quy hoạch cụ thể thì đây sẽ trở thành điểm thu hút lượng lớn khách du lịch đến tham quan, khám phá.

Phó Giám dốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Đác Nông Bùi Quang Mích cho biết: Để khai thác thế mạnh và tiềm năng các hang động trên, UBND tỉnh Đác Nông đã chỉ đạo Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với Bảo tàng Địa chất Việt Nam triển khai đề án điều tra, đánh giá di sản địa chất. Trên cơ sở kết quả điều tra, đánh giá được sẽ tiến hành xây dựng công viên địa chất khu vực Krông Nô cấp quốc gia và hướng đến đề nghị UNESCO công nhận đây là Công viên địa chất toàn cầu. Bên cạnh đó, Sở cũng tham mưu cho UBND tỉnh bổ sung hệ thống hang động khu vực Krông Nô vào hệ thống quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Đác Nông giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020.

>>> Xem thêm

Hà Tĩnh: Phát hiện đoạn thành cổ thời Lê Lợi khởi nghĩa Lam Sơn

UNESCO đưa quần thể di tích và danh thắng Yên Tử vào danh mục đề cử Di sản thế giới

Hợp tác cùng Thời nay



Hà Tĩnh: Phát hiện đoạn thành cổ thời Lê Lợi khởi nghĩa Lam Sơn
Hà Tĩnh: Phát hiện đoạn thành cổ thời Lê Lợi khởi nghĩa Lam Sơn
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?