Theo các chuyên gia, “siêu trái đất” là các hành tinh giống và có kích thước gấp từ 1 - 10 lần Trái đất. Khả năng quan sát bầu khí quyển cũng như các điều kiện trên bề mặt của các siêu Trái đất được coi là một bước quan trọng giúp con người tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh.
Sử dụng kính viễn vọng không gian Spitzer của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), nhóm nghiên cứu Anh do Đại học Cambridge đứng đầu đã quan sát được sự phát tỏa nhiệt của một siêu Trái đất có ký hiệu 55 Cancri e. Đây là một hành tinh đá đang di chuyển theo quỹ đạo quanh một ngôi sao giống Mặt trời, tọa lạc cách chúng ta 40 năm ánh sáng, trong chòm sao Cự giải.
Với tên gọi 55 Cancri e, đây là một hành tinh đất đá ( hành tinh kiểu Trái Đất) nằm cách chúng ta chỉ 40 năm ánh sáng và được phát hiện ra bởi mô đun Wide Field Camera 3 (WFC3) trên kính viễn vọng không gian Hubble.
Được mệnh danh là "Siêu Trái Đất" bởi kích thước lớn, hành tinh này xoay quanh một sao chủ có độ sáng và nhiệt độ thấp hơn Mặt Trời của chúng ta. Do quỹ đạo quay ở quá gần sao chủ nên một năm trên đó chỉ có 18 giờ, nhiệt độ bề mặt của nó lên tới 2000 độ C và bầu khí quyển gần như chỉ có hydro và heli chứ không hề có dấu vết của nước nên các nhà nghiên cứu cho rằng 55 Cancri e gần như không hỗ trợ sự sống.
Siêu Trái Đất có kích thước gấp đôi Trái Đất của chúng ta.
“Kết quả thu được rất thú vị, vì đây là lần đầu chúng ta có thể phát hiện dấu vết quang phổ cho thấy tồn tại các chất khí trong bầu khí quyển của một siêu Trái đất“, Angelos Tsiaras, một nghiên cứu sinh sau tiến sỹ ở UCL, người đã phát triển kỹ thuật phân tích cùng với đồng nghiệp là Tiến sỹ Ingo Waldmann và Marco Rocchetto tại khoa Vật lý Thiên văn, cho biết.
Theo Time, hành tinh này còn được mệnh danh là hành tinh kim cương vì các nhà khoa học nhận định rằng hành tinh này rất giàu carbon.
J.K