Như vậy, đến thời điểm này toàn tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 49 ca dương tính với bạch hầu (2 ca tử vong) ở 21 xã thuộc các huyện Đắk Đoa, Ia Grai, Chư Păh, Mang Yang và TP Pleiku. Các địa phương ghi nhận ca bệnh bạch hầu vừa nêu đã được cơ quan chức năng khoanh vùng, lập các chốt kiểm soát, phun hóa chất khử khuẩn, khám sàng lọc và điều trị kháng sinh dự phòng cho người dân.
Theo Sở Y tế Gia Lai, các xã có ổ dịch đa phần ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nơi có tỷ lệ tiêm chủng còn thấp, người dân chưa quan tâm đến công tác phòng bệnh. Đến nay, có 11 xã có ca bệnh bạch hầu thuộc huyện Đắk Đoa, Ia Grai và TP Pleiku đã hoàn thành công tác tiêm vắc xin phòng bệnh cho người dân và tiếp tục tổ chức rà soát, tiêm vét nhằm đảm bảo 100% người dân trong khu vực có ca bệnh được tiêm vắc xin.
Một chốt kiểm dịch ở xã Hải, huyện Đắk Đoa, Gia Lai - Ảnh: Tiền Phong |
Đây cũng là địa phương ghi nhận gần 2.400 ca mắc sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay. Số trường hợp mắc bệnh được ghi nhận tại 140/222 xã, phường, thị trấn của tỉnh Gia Lai. Các địa phương có nhiều bệnh nhân mắc sốt xuất huyết như: thành phố Pleiku (685 ca), thị xã An Khê (221 ca), huyện Đức Cơ (207 ca), huyện Kông Chro (175 ca)...