Phát huy cội nguồn văn hóa Việt và y học cổ truyền

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Hưởng ứng kỷ niệm 10 năm UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (2012 - 2022), sáng 10/4, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp với Hội Nam y Việt Nam, Công ty cổ phần Câu lạc bộ Laicity tổ chức họp báo công bố hợp tác kế thừa, phát huy cội nguồn văn hóa Việt và y học cổ truyền, khởi động dự án Đường vào vương quốc các Vua Hùng trên không gian thực tế ảo.

Đây là sự kiện khởi động chiến lược kế thừa và phát huy giá trị văn hóa cội nguồn dân tộc và y học truyền thống, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, chăm sóc sức khỏe trong cộng đồng, hiện thực hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển văn hóa trong tình hình mới.

Phát huy cội nguồn văn hóa Việt và y học cổ truyền ảnh 1
Di tích lịch sử đền Hùng và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương sẽ được giới thiệu chi tiết tại dự án. Ảnh: hanoimoi.com.vn

Chương trình khi triển khai sẽ góp phần đưa hình ảnh đền Hùng - một biểu tượng văn hóa đặc biệt Việt Nam đến với bạn bè khắp năm châu, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, tinh thần đại đoàn kết của người Việt trong và ngoài nước, giáo dục ý thức tự tôn dân tộc cho thế hệ trẻ.

Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết, ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra chứng cứ về sự hiện diện của Phật giáo ở thời kỳ Hùng Vương, khẳng định, ngay từ ngày đầu du nhập vào đất Việt, Phật giáo đã gắn liền với dân tộc ở ngày đầu dựng nước. Trải qua hơn 2000 năm, Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc, hộ quốc an dân, trở thành tôn giáo truyền thống giàu lòng yêu nước, mạch nguồn bản sắc văn hóa dân tộc.

Lịch sử Phật giáo Việt Nam đã thể hiện tinh thần nhập thế sâu sắc. Đặc biệt là nền Phật giáo Trúc Lâm do Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập với tư tưởng “cư trần lạc đạo”, “hòa quang đồng trần”, đem triết lý Phật giáo nhập thế vào cuộc đời. Sống với đời sống trần tục mà tu hành đạo Phật để làm lợi ích cho cuộc đời, an lạc hạnh phúc cho nhân sinh. Tinh thần nhập thế đó đã tạo ra nhiều thế hệ Thiền sư đồng thời là các lương y, thầy thuốc vĩ đại, trở thành các vị tổ sư của nền Nam y cổ truyền Việt Nam. Đó là Đại y Tuệ Tĩnh Thiền sư (1330-1400). Thiền sư Tuệ Tĩnh đã xây nhiều ngôi chùa và chính các ngôi chùa này là nơi chữa bệnh cứu người. Câu danh ngôn nổi tiếng của Thiền sư Tuệ Tĩnh là: “Nam dược trị Nam nhân” là nền tảng triết lý của nền y học độc lập, tự chủ của nền y học cổ truyền Việt Nam và chỉ rõ mối quan hệ mật thiết giữa con người với môi trường tự nhiên.

“Buổi lễ nhằm gìn giữ và phát huy giá trị truyền thống thiêng liêng của người Việt Nam trong tín ngưỡng thờ cúng các Vua Hùng đã trở thành bản sắc văn hóa sâu sắc, đạo lý uống nước nhớ nguồn, và triết lý trị ân báo ân của đạo Phật, cũng như phát huy tinh thần nhập thế của Phật giáo tạo nên sức mạnh để dân tộc ta luôn đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn, thách thức với tinh thần độc lập, tự chủ và phát huy mọi nội lực để trường tồn”, Thượng tọa Thích Đức Thiện cho hay.

Theo Thượng tọa, thông qua ký kết chương trình phối hợp, Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ phát động phong trào trồng cây thuốc nam trong khuôn viên các chùa, cơ sở tự viện và phổ biến sử dụng các bài thuốc nam của Thiền sư Tuệ Tĩnh trong công tác từ thiện xã hội chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Tăng cường ứng dụng công nghệ số và các thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong sự nghiệp hoằng dương Phật pháp, đáp ứng nhu cầu tâm linh của xã hội. Đây cũng là hoạt động thiết thực để gìn giữ và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, biến văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

Giáo sư, Tiến sỹ Hoàng Chí Bảo, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương cho rằng, về ý nghĩa chính trị, dự án Đường vào vương quốc các Vua Hùng trên không gian thực tế ảo thể hiện lòng thành kính, tôn vinh, ghi công đức của các bậc tiên tổ, để tiếp tục giáo dục các thế hệ người Việt Nam về lòng yêu nước, truyền thống tự hào dân tộc, giữ gìn giang sơn đất Việt. Dân tộc Việt Nam có được ngày hôm nay chính là từ cội nguồn các Vua Hùng. Các thế hệ người Việt Nam sẽ hướng về cội nguồn, công đức các bậc tiên tổ, các Vua Hùng để làm tốt sự nghiệp xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc như mong muốn của Đảng và Bác Hồ.

Về ý nghĩa văn hóa, theo Giáo sư, Tiến sỹ Hoàng Chí Bảo, dự án nhằm quảng bá thông tin về văn hóa Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại, trong nước và trên thế giới. Việt Nam có vua Trần Nhân Tông đã từ bỏ quyền lực để đi vào con đường tu hành và là người sáng lập ra Thiền viện Trúc lâm Yên Tử. Một nhiệm vụ quan trọng nữa của dự án là tổ chức giáo dục truyền thông bằng các phương thức và phương tiện quần chúng cảm động, sinh động để giáo dục lòng yêu nước, yêu quê cha, đất tổ của các thế hệ người Việt Nam, đặc biệt là trong thế hệ trẻ - tương lai của dân tộc.

“Thực hiện điều ấy là gắn kết được từ truyền thống đến hiện đại. Phải có các Vua Hùng là ngọn nguồn nuôi dưỡng thì mới kết tinh vào thời đại Hồ Chí Minh”, Giáo sư, Tiến sỹ Hoàng Chí Bảo nói.

Theo nội dung ký kết, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Nền tảng không gian số vì sức khỏe cộng đồng và Công ty cổ phần Câu lạc bộ Laicity sẽ phối hợp thực hiện xây dựng dự án Vinh danh đại thiền sư Tuệ Tĩnh là danh nhân văn hóa thế giới; nghiên cứu và thực hiện chương trình Bảo dưỡng thân tâm hậu COVID-19.

Các bên thống nhất triển khai tổ chức nhiều hoạt động trở về cội nguồn lịch sử dân tộc thông qua dự án Đường vào vương quốc các Vua Hùng trên không gian thực tế ảo, thúc đẩy Lễ giỗ Tổ Hùng Vương toàn cầu. Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tham gia bảo trợ các chương trình nghiên cứu về văn hóa Hùng Vương, trong đó có lĩnh vực Phật giáo thời kỳ Hùng Vương; mở chuyên mục Đường vào vương quốc các Vua Hùng trên Truyền hình An Viên, nền tảng mạng xã hội Phật giáo Buta và Laicity.

Triều Tiên phóng thành công tên lửa đẩy mới Chollima-1, đưa vệ tinh trinh sát Malligyong-1 vào quỹ đạo từ Bãi phóng vệ tinh Sohae ở quận Cholsan, tỉnh Bắc Phyongan.
Triều Tiên đe dọa 'phá hủy' vệ tinh do thám của Mỹ
(Ngày Nay) - Ngày 2/12/2023, Triều Tiên cảnh báo sẽ "phá hủy" các vệ tinh do thám của Mỹ nếu Washington thực hiện "bất kỳ cuộc tấn công nào" vào tài sản không gian của nước này, sau khi Bình Nhưỡng phóng vệ tinh do thám đầu tiên lên bầu trời vào tuần trước.
Mùa Đông 2023 sẽ khó khăn đối với cả Nga và Ukraine
Mùa Đông 2023 sẽ khó khăn đối với cả Nga và Ukraine
(Ngày Nay) - Các chuyên gia nhận định với kênh Al Jazeera rằng cả Nga và Ukraine sẽ không lùi bước trước các cuộc tấn công và phản công trong mùa Đông năm nay, nhưng có thể kỳ vọng về đàm phán vào năm tới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng giám đốc Ngân hàng HSBC Noel Quinn. Ảnh: Dương Giang
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch WEF và Tổng giám đốc HSBC
(Ngày Nay) - Nhân dịp tham dự Hội nghị thượng đỉnh hành động khí hậu thế giới trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (COP28) tại thành phố Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE), chiều 2/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Borge Brende và tiếp Tổng Giám đốc toàn cầu Tập đoàn HSBC (Vương quốc Anh).
Mở rộng thị trường, tăng cường cảnh báo thương mại
Mở rộng thị trường, tăng cường cảnh báo thương mại
(Ngày Nay) - Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa 11 tháng năm 2023, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 88 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 99,6 tỷ USD.
Nhiều điểm sáng trong thị trường xuất nhập khẩu cuối năm 2023
Nhiều điểm sáng trong thị trường xuất nhập khẩu cuối năm 2023
(Ngày Nay) - Trong tháng 11/2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 60,88 tỷ USD, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 619,17 tỷ USD, giảm 8,3% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa 11 tháng năm 2023 ước tính xuất siêu 25,83 tỷ USD.
Ra mắt sách 'Con cháu của họ cũng thế thôi'
Ra mắt sách 'Con cháu của họ cũng thế thôi'
(Ngày Nay) - Kế thừa di sản những tiểu thuyết xã hội của những nhà văn Victor Hugo, Émile Zola, Balzac, Con cháu của họ cũng thế thôi mô tả một nước Pháp của thập niên 90 đang rệu rã trong cơn sốt giải công nghiệp hoá diễn ra ở Pháp nói riêng và ở các nước phát triển nói chung từ thập niên 1970, do những cuộc khủng hoảng kinh tế liên tiếp.