Phát huy giá trị di sản văn hóa vì sự phát triển bền vững thành phố Hạ Long

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày 15/12, Thành ủy Hạ Long (Quảng Ninh) phối hợp với Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trong phát triển bền vững thành phố Hạ Long”.
Phát huy giá trị di sản văn hóa vì sự phát triển bền vững thành phố Hạ Long

Hội thảo đã tập trung phân tích, đánh giá khách quan, khoa học, khẳng định được các giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc của các di sản văn hóa trên địa bàn thành phố Hạ Long; từ đó nghiên cứu bổ sung lý luận, tổng hợp khái quát có hệ thống, khoa học các tư liệu lịch sử liên quan, làm sáng tỏ cơ sở khoa học cho việc huy động các nguồn lực vào công tác tu bổ, tôn tạo, phục hồi các di sản văn hóa, với định hướng phát triển bền vững.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hạ Long Vũ Thị Mai Anh nhấn mạnh, thông qua hội thảo xác định rõ quan điểm văn hóa, con người là nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là nguồn lực, sức mạnh nội sinh và động lực đột phá cho sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững; khơi dậy mạnh mẽ hơn nữa truyền thống - sức mạnh “Kỷ luật - Đồng tâm”, ý chí tự cường, tinh thần đoàn kết, nhất trí, khát vọng phát triển để xây dựng thành phố Hạ Long kiểu mẫu, giàu - đẹp, văn minh, nghĩa tình.

Đây cũng là hội thảo khoa học lần đầu tiên thành phố Hạ Long tổ chức về lĩnh vực văn hóa để nhận diện một cách sâu sắc hơn triết lý phát triển bền vững phải dựa trên nguyên tắc “thiên nhiên - lịch sử, văn hóa - con người” mà tỉnh Quảng Ninh đã thành công kiên trì chuyển đổi phương thức từ “nâu” sang “xanh”.

Hội thảo đã nhận được 55 tham luận của các nhà khoa học, nghiên cứu, quản lý, cán bộ lãnh đạo trên các lĩnh vực thuộc các cơ quan Cục, Viện, Trung tâm nghiên cứu, các trường Đại học ở Trung ương và lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương, chuyên gia có kinh nghiệm nghiên cứu về văn hóa, lịch sử thuộc tỉnh.

Các tham luận đã tập trung làm rõ những nội dung về nhận diện tiềm năng, thế mạnh từ các di sản văn hóa trên địa bàn thành phố Hạ Long; thực trạng công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa; định hướng, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, phục vụ sự phát triển bền vững thành phố Hạ Long trong giai đoạn mới.

Văn hóa Hạ Long là một trong bốn nền văn hóa biển có vị trí quan trọng trong nền văn hóa tiền sử Việt Nam. Các trầm tích văn hóa được bồi tụ và thấm sâu vào đời sống qua hàng nghìn năm lịch sử tạo nên hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, phong phú về loại hình, giàu về giá trị, đặc sắc về nội dung, hiện hữu sinh động qua những huyền tích, đền miếu, văn bia, nghi lễ, lễ hội, phong tục, tập quán của cộng động cư dân Hạ Long.

Trên địa bàn thành phố hiện có 96/683 di tích lịch sử - văn hóa của toàn tỉnh; trong đó đặc biệt có Di tích cấp quốc gia đặc biệt là Danh thắng vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Thành phố có 16 lễ hội văn hóa truyền thống, gần đây nhất là lễ hội Carnaval Hạ Long, món ăn tinh thần đã trở thành “thương hiệu” của thành phố.

Những năm gần đây, Hạ Long trở thành trung tâm văn hóa của tỉnh, thường xuyên diễn ra các hoạt động luyện tập, thi đấu, biểu diễn văn nghệ, thể thao, chiếu phim, triển lãm, tổ chức các sự kiện văn hóa của tỉnh, cả nước và quốc tế.

Theo đánh giá của Bí thư Thành ủy Hạ Long Vũ Quyết Tiến: Ngoài việc khai thác giá trị cảnh quan của vịnh Hạ Long hàng năm đón hàng triệu lượt khách du lịch đến tham quan thì các điểm di tích văn hóa khác trên địa bàn chưa phát huy được tối đa hiệu quả. Công tác quản lý nhà nước, tuyên truyền quảng bá, nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực bảo tồn, tôn tạo di sản văn hóa chưa tương xứng với tiềm năng giá trị lịch sử của di tích.

Để khắc phục những tồn tại trên, năm 2024, thành phố Hạ Long sẽ tập trung nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư; xây dựng đội ngũ cán bộ, quản lý đủ phẩm chất, năng lực, uy tín; huy động nguồn lực, khai thác tiềm năng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các xã; xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị và bảo vệ môi trường; xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Hạ Long trở thành nguồn lực nội sinh, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.

Đổi mới sáng tạo và xuất khẩu bền vững góp phần tăng trưởng kinh tế
Đổi mới sáng tạo và xuất khẩu bền vững góp phần tăng trưởng kinh tế
(Ngày Nay) - Năm 2024, kinh tế nước ta tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức đến từ những biến động địa chính trị, địa kinh tế thế giới và các vấn đề nội tại của đất nước; đặc biệt siêu bão số 3 và cơn bão số 4 gây thiệt hại nặng nề trên diện rộng cho hệ thống hạ tầng năng lượng, công nghiệp, thương mại và sản xuất, kinh doanh tại nhiều địa phương.
Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: TTXVN.
Tiếp tục đổi mới công tác hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng
(Ngày Nay) - Ngày 27/12, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 theo hình thức trực tiếp tại Trụ sở Cục Đối ngoại (Bộ Quốc phòng), kết hợp trực tuyến tại 22 điểm cầu trong toàn quân.
Linh cữu Đại tướng Nguyễn Quyết được quàn tại Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội). Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN.
Tổ chức trọng thể Lễ tang Đại tướng Nguyễn Quyết
(Ngày Nay) - Sáng 27/12, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình tổ chức trọng thể Lễ viếng, Lễ truy điệu Đại tướng Nguyễn Quyết theo nghi thức Lễ tang cấp Nhà nước.
Hình ảnh Hội An trong video clip quảng bá. Ảnh: Trung tâm thông tin du lịch.
Lan tỏa video vẻ đẹp du lịch Việt Nam trên kênh truyền hình quốc tế CNN
(Ngày Nay) - Nhằm lan tỏa vẻ đẹp du lịch Việt Nam, định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên bản đồ du lịch quốc tế, ngày 27/12, Trung tâm Thông tin du lịch, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam cho biết, hình ảnh video quảng bá du lịch Việt Nam đã chính thức xuất hiện trên kênh truyền hình nổi tiếng toàn cầu CNN.
Ông Peter Vesterbacka đã có những chia sẻ về hành trình của Angry Birds và câu chuyện khởi nghiệp.
Tỷ phú Peter Vesterbacka và bài học khởi nghiệp truyền cảm hứng cho sinh viên Việt Nam
(Ngày Nay) - Ai có thể quên được chú chim đỏ "cáu kỉnh" Angry Birds – một hiện tượng toàn cầu, từng "làm mưa làm gió" khắp các bảng xếp hạng game di động? Đằng sau thành công rực rỡ ấy là câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng của tỷ phú Phần Lan Peter Vesterbacka – nhà sáng lập Angry Birds và đồng sáng lập Slush.
Chiến thắng 2-0 ngay trên sân đối phương "mở toang" cánh cửa vào chung kết AFF Cup với Đội tuyển Việt Nam. Ảnh: VFF.
AFF Cup 2024: Việt Nam giành lợi thế trước Singapore
(Ngày Nay) - Hai pha lập công liên tiếp ở những phút bù giờ của bộ đôi tiền đạo Tiến Linh và Xuân Son đã giúp Đội tuyển Việt Nam giành chiến thắng 2-0 trước Singapore ở trận bán kết lượt đi AFF Cup 2024.