Khám phá đồ nội thất thế kỷ 18 của 'thiên tài sáng tạo' David Roentgen

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Từ cuối thế kỷ 17, nghề đóng tủ ở Pháp đã phát triển thành một loại hình nghệ thuật được công nhận, nhờ những tài năng bậc thầy như Pierre Gole và André-Charles Boulle. Đến thế kỷ 18, nghệ nhân người Đức David Roentgen (1743-1807) và những kiệt tác bằng gỗ gụ gắn ormolu (đồng mạ vàng) đã trở thành một cơn sốt quy mô quốc tế và đưa nghề thủ công này lên một tầm cao mới.
Đồ nội thất của Roentgen có thể được tìm thấy trong các bộ sưu tập tư nhân của các nhà sưu tập hàng đầu, bao gồm các nhà thiết kế Hubert de Givenchy và Karl Lagerfeld, cũng như trong các bộ sưu tập của các tổ chức lớn như Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan và Lâu đài Versailles.
Đồ nội thất của Roentgen có thể được tìm thấy trong các bộ sưu tập tư nhân của các nhà sưu tập hàng đầu, bao gồm các nhà thiết kế Hubert de Givenchy và Karl Lagerfeld, cũng như trong các bộ sưu tập của các tổ chức lớn như Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan và Lâu đài Versailles.

Csongor Kis, chuyên gia về Nội thất & Tác phẩm Nghệ thuật Châu Âu tại nhà đấu giá Christie’s, New York, cho biết: “Nhiều người bị thu hút bởi các tác phẩm của Roentgen, một phong cách Tân cổ điển rất trong sáng, thuần khiết, trái ngược với phong cách Rococo xa hoa, huyền ảo trước đây”. Về hình thức bên ngoài, những đường cong uốn lượn kiểu Rococo đã được thay thế bằng những thiết kế thẳng, hoa văn giản lược. Cũng theo chuyên gia này, Roentgen là một cái tên đột phá khi nói đến đồ nội thất cơ khí, vốn không phải là một thứ hoàn toàn mới vào thời điểm đó, nhưng Roentgen đã hoàn thiện thể loại này, "Các tác phẩm của ông thường có thể dễ dàng nhận ra chỉ bằng cách nhìn vào chất lượng, hình thức và vật liệu."

David Roentgen được đào tạo dưới sự hướng dẫn của cha mình là Ngài Abraham Roentgen, người đã mở xưởng sản xuất đồ nội thất ở Neuwied, một thị trấn của Đức trên bờ Đông sông Rhine. Mãi cho đến khi thừa kế công ty của cha mình vào năm 1772, khả năng sáng tạo của David mới đạt đến đỉnh cao về cả thiết kế và quản lý kinh doanh.

Năm 1779, ông đã thành công ngoạn mục trong việc bán đồ nội thất của mình cho Vua Louis XVI (Pháp) với giá 3.300-4.000 bảng Anh, một số tiền chưa từng có vào thời điểm đó. Sau đó, Roentgen trở thành "maître-ébéniste" (thợ làm tủ chính) cho tập đoàn thương mại của các thợ làm nội các ở Paris.

Khám phá đồ nội thất thế kỷ 18 của 'thiên tài sáng tạo' David Roentgen ảnh 1

Những món nội thất của David Roentgen sẽ được chào bán trong The Collector, một chương trình bán hàng trực tuyến của Christie’s từ ngày 22/3 đến ngày 5/4.

Điều mà Roentgen được ca tụng nhất là việc khéo léo ẩn các thiết bị cơ khí vào trong nội thất của mình, có cấu trúc từ đơn giản đến phức tạp một cách khó tin. Các ngăn ẩn được lắp lò xo, cửa và ngăn kéo được ngụy trang vừa tiện dụng lại vừa gây ấn tượng mạnh mẽ. Bên cạnh đó, để việc vận chuyển không gặp rắc rối, Roentgen đã thiết kế đồ nội thất của mình với phần chân có thể tháo rời.

Roentgen cũng chế tạo các nhạc cụ, bao gồm cả hộp đàn piano hay clavichord, thoạt nhìn trông chúng giống như chiếc bàn bình thường, nhưng có thể mở ra và tiết lộ bất ngờ về âm nhạc ẩn bên trong.

Phong cách đặc trưng của Roentgen là gỗ gụ (thường có nguồn gốc từ Trung Mỹ và Caribe) gắn với ormolu, sau đó đã được sao chép rộng rãi khắp châu Âu. Roentgen cũng đã làm việc với các loại gỗ khác và tạo ra các tác phẩm với đồ khảm vô cùng độc đáo.

Khám phá đồ nội thất thế kỷ 18 của 'thiên tài sáng tạo' David Roentgen ảnh 2

Một chiếc bàn làm việc bằng gỗ gụ gắn ormolu (1785-90).

Khám phá đồ nội thất thế kỷ 18 của 'thiên tài sáng tạo' David Roentgen ảnh 3

Bàn viết cơ khí bằng gỗ gụ acajou mouchete (1785-92), và một hộp thư bằng gỗ gụ (1785).

Theo Christie's
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.