Nghỉ học luân phiên giữa thủ đô

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Chúng tôi, những đứa trẻ lớn lên khi đất nước vừa trải qua chiến tranh, sau đó là những năm tháng khó khăn cực điểm khi nền kinh tế đóng cửa, nhưng chưa bao giờ, chưa khi nào tôi và bạn bè mình phải nghỉ học giữa tuần tới 2 buổi.
Nghỉ học luân phiên giữa thủ đô

Tôi rủ bạn, thứ 4, thứ 5 tuần này, nếu có rảnh sắp xếp để lên vùng cao, tham gia vào đoàn từ thiện xây trường cho các cháu nhỏ đang thiếu trường, lớp, huy động thêm cả sách vở để làm thư viện cho các con. Bọn trẻ tội lắm, lớp học hiện nay không đủ chắc chắn, gió lùa, rét mướt.

Bạn tôi nghe xong, lặng đi đôi chút rồi trả lời, con gái nhà anh, thứ 4, thứ 5 hàng tuần đang phải nghỉ học, anh phải ở nhà trông con bé và kèm cặp, không đi được. Tôi gặng hỏi tiếp, sao đang đi học lại nghỉ giữa tuần, sao học hành gì kỳ vậy?

Bạn giải thích, trường học của con bé út tại phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai quá tải mấy năm nay, hầu như năm nào con cũng phải nghỉ 1,2 buổi, gọi là nghỉ học luân phiên, để nhường lớp, nhường chỗ cho các bạn. Năm nay tình hình cũng không có gì tiến triển khi khối lớp 1 tiếp tục “phình to” bất thường. Nhà trường phải cho nghỉ học kiểu “xoay tua”. Và chẳng biết đến bao giờ cái nhịp điệu bất thường “nghỉ - học, nghỉ - học” như thế này mới kết thúc.

Vì sao dẫn tới tình trạng trường lớp quá tải? Câu trả lời khá đơn giản, khi quy hoạch đô thị, xây dựng vô số các khu chung cư, người ta đã không tính toán hết nhu cầu của các gia đình khi họ chuyển tới. Và nhu cầu cần thiết nhất đó là trường học.

Năm nay, bậc tiểu học của quận Hoàng Mai vẫn có 17/ 18 trường học sinh phải học luân phiên. Cụ thể,  12/18 trường gồm Đại Kim, Đại Từ, Đền Lừ, Hoàng Văn Thụ, Lĩnh Nam, Định Công, Giáp Bát, Tân Định, Thanh Trì, Thịnh Liệt, Trần Phú, Yên Sở: học sinh khối 2,3,4,5 sẽ phải học 10 buổi/tuần có luân phiên thứ bảy. 2 trường Tân Mai, Vĩnh Hưng, học sinh khối 2,3,4,5 chỉ học 9 buổi/tuần có luân phiên thứ bảy và 2 trường Chu Văn An, Hoàng Liệt học sinh khối 2,3,4,5 chỉ học 8 buổi/tuần có luân phiên thứ bảy. Trường Tiểu học Thúy Lĩnh chỉ học 7 buổi/tuần có luân phiên thứ bảy.

Trả lời một số cơ quan báo chí dịp đầu năm học, đại diện UBND quận Hoàng Mai cho biết, quận này hiện có số lượng học sinh đông nhất thành phố Hà Nội với 92.000 học sinh. Số học sinh vào các lớp đầu cấp năm học 2020-2021 trên địa bàn tăng hơn 3.000 em so với năm học trước. Nếu theo quy định của điều lệ trường học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành là không quá 35 học sinh/lớp đối với cấp tiểu học, không quá 45 học sinh/lớp đối với cấp trung học cơ sở, thì quận Hoàng Mai còn thiếu khoảng 30 trường. 

Vâng, đó chỉ là tính toán sơ bộ, quận Hoàng Mai thiếu khoảng 30 trường học. Vậy số học sinh dư thừa sẽ đi đâu về đâu? Nếu không sang được trường công của quận khác, thì chấp nhận ở lại, học trong lớp với khoảng hơn 60 em. Nếu không muốn học trong lớp đông đúc, và vẫn phải nghỉ luân phiên thì bố mẹ có thể đưa con mình vào trường dân lập với mức học phí từ cao đến rất cao. Và giải pháp này xem ra không dễ chịu chút nào, giữa thời Covid -19. 

Bạn tôi loay hoay, bất lực và đôi khi cáu bẳn mỗi khi phải nghỉ làm để ở nhà trông con, dù biết rằng, con mình chưa bao giờ có lỗi. Con bé vẫn luôn muốn đến trường hơn là ở nhà để tự học hoặc xem tivi cho qua ngày. 

Thú thực, câu chuyện trẻ phải nghỉ học luân phiên nhiều ngày trong tuần, ở giữa thủ đô là câu chuyện tôi thấy lạ lùng. Và nó gây khó chịu, bứt rứt.

Chẳng phải kinh tế của chúng ta đang phát triển rất tốt? Minh chứng là những khu đô thị mọc lên như nấm sau mưa, nhìn hoành tráng, long lanh chẳng kém gì những thành phố lớn ở châu Á. Vậy tại sao, trẻ phải nghỉ học, mà cũng chẳng phải năm nay tình trạng này mới diễn ra, nó cũng không là câu chuyện cá biệt ở chỉ một phường, mà xảy ra trên diện rộng cả quận, thậm chí nhiều quận. Một quận mà thiếu tới 30 trường, thì học sinh đi đâu, về đâu?

Lứa chúng tôi, những đứa trẻ lớn lên khi đất nước vừa trải qua chiến tranh, trải qua những năm tháng khó khăn cực điểm khi nền kinh tế đóng cửa, tự cung tự cấp, nhưng tôi vẫn nhớ như in rằng, chưa bao giờ, chưa khi nào tôi và bạn bè mình phải nghỉ học giữa tuần tới 2 buổi.

Hai ngày trong tuần đó, bọn trẻ chúng tôi cần đến trường và đã được đến trường nếu không học thì cũng là khoảng thời gian được gặp bạn bè, được vui chơi, vận động chứ ở sân trường rộng lớn. Không đứa nào bị nhốt ở nhà, giữa bốn bức tường. Trẻ con không thể và không nên bị nhốt vào một không gian bức bí như vậy.

Tôi động viên bạn mình theo kiểu AQ, thôi thì xã hội đang kêu ca các cháu học nhiều, bây giờ được nghỉ nhiều, biết đâu lại là cái may, bọn trẻ con vẫn thích nghỉ học đấy thôi.

Bạn tôi cười như mếu.

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.