Những dòng nguệch ngoạc bên lề sách

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Nếu bạn là một người yêu sách, tôn thờ tính “bất khả xâm phạm thiêng liêng”, luôn muốn giữ cho từng trang giấy phẳng phiu, sạch đẹp, tất nhiên bạn đúng. Bài viết này chắc chắn không hề chứng minh quan điểm của bạn có gì không ổn. Chỉ là, khá nhiều người, trong đó có cả nhà văn khôi hài Mark Twain hay Matt Haig, một tác giả và nhà báo người Anh, luôn lựa chọn một thói quen đọc rất khác.
Việc ghi chú, đánh dấu trên trang sách có thể là một thú tiêu khiển, cũng có thể được sử dụng để theo dõi sự phát triển văn học, tư duy của người đọc.
Việc ghi chú, đánh dấu trên trang sách có thể là một thú tiêu khiển, cũng có thể được sử dụng để theo dõi sự phát triển văn học, tư duy của người đọc.

“Tôi làm tất cả những điều mà người yêu sách thường cho là xấu xí. Gấp mép. Miết gáy. Gạch chân. Đánh dấu. Ghi chú bên lề. Viết nguệch ngoạc. Bất cứ điều gì. Đây là graffiti của tâm hồn. Sách không phải là tác phẩm điêu khắc trong những Bảo tàng Nghệ thuật đương đại. Sách là những thân cây gỗ mục xù xì. Chúng ở đây để được chạm vào, viết lên đó, được tương tác và yêu thương.” - Matt Haig, 2018.

Những dòng nguệch ngoạc bên lề sách ảnh 1

Matt Haig là tác giả của “Thư viện nửa đêm”, “Làm sao dừng được thời gian” (đã phát hành tại Việt Nam).

Càng cũ và không nguyên trạng càng chứng tỏ cuốn sách đã từng được yêu thích đến mức nào

Khi thực sự yêu thích một cuốn sách, chúng ta sẽ đọc đi đọc lại nó. Gáy mất đi chất keo khi mở ra đóng lại nhiều lần, các trang mất đi độ sắc nét do lật đi lật lại, và thậm chí những khi cao hứng, chúng ta còn có thể viết những dòng ghi chú bên lề, hay gạch chân những đoạn yêu thích của mình.

Trong một bài xã luận năm 2014 cho tờ Sunday New York Times, Andrew Scrimgeour đã lập luận thuyết phục rằng viết bên lề là một trong những lời khen ngợi cao nhất mà người đọc dành cho tác giả, miễn là chỉ viết trong sách của mình, không làm xấu sách thư viện: “Những ghi chú mà chúng tôi viết trong những cuốn sách chúng tôi sở hữu có thể là một trong những cống hiến cao nhất mà chúng tôi dành cho các tác giả. Chúng là dấu hiệu của sự tôn trọng, dấu hiệu của sự gắn bó. Một nhà văn có thể hy vọng gì hơn nữa?”

Với những người đọc sách theo hướng này, thì tương tự như những món đồ chơi yêu thích thời thơ ấu, những cuốn sách yêu thích của họ phải là tài sản được yêu thích đến mức chúng có thể trở nên xấu xí trong mắt người khác. Chúng tôi đã mài mòn bên ngoài và làm hỏng bên trong của chúng, nhưng chúng tôi vẫn luôn tiếp tục quay lại làm như vậy. Ngay cả sau khi chúng tôi có những món đồ chơi hào nhoáng mới, những món đồ chơi hay những cuốn sách cũ mèm này vẫn mãi mãi ở đó.

Và khi những cuốn sách nhận đủ yêu thương? Chúng trở thành “thật”, và sẽ được “sống” trong một thời đại vô tận.

Những bút tích trong trang sách có thể xem là di sản văn hóa

Tưởng tượng xem, trong một thư viện to và cũ kỹ, với những giá sách màu nâu gỗ tắm trong ánh nắng chiều. Bạn tình cờ bắt gặp một cuốn sách dày vừa phải, bìa cứng và những lớp giấy vàng nhuốm màu thời gian. Ở đâu đó trang thứ 70, bạn nhìn thấy một dòng ghi chú nhỏ, nét chữ đổ nghiêng: “Nếu điều này đúng, tại sao con người lại lựa chọn rời đi?” Bạn sẽ cảm thấy thật bực mình vì cuốn sách đã bị “vấy bẩn”, hay bạn sẽ tò mò bút tích này thuộc về ai, liệu bạn có cảm thấy chút nào đồng cảm với người đã nguệch ngoạc nên những dòng chữ ấy?

Sự thật rằng, nếu bút tích thuộc về người càng nổi tiếng thì cuốn sách đó càng có giá trị hơn. Bút tích của các vĩ nhân đương nhiên có giá trị lịch sử to lớn đối với những nhà sưu tập hay bảo tàng, thậm chí giới văn học, nghiên cứu, công chúng và nhân loại. Trong suốt những năm 1800, việc viết ghi chú và bình luận trong các cuốn sách là điều rất phổ biến. Những nhà tư tưởng nổi tiếng như Samuel Taylor Coleridge, John Adams, Edgar Allan Poe và Charles Darwin đều là những người có thói quen viết bên lề.

Cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela bị cầm tù ở Nam Phi vào năm 1977, và một bản sao cuốn “Bi kịch của Julius Caesar”, Shakespeare đã được lưu hành giữa các tù nhân. Nelson đã viết tên mình bên cạnh đoạn văn có nội dung: “Những kẻ hèn nhát chết nhiều lần trước khi chết”.

Có một cuốn sách khá ít người biết đến từ thế kỷ 19 tên là "The Pen and the Book" (Bút và Sách) nói về cách kiếm lợi nhuận trong việc xuất bản. Theo nhìn nhận của số đông, cuốn sách không hay lắm, và do đó không được nhiều người biết đến, ngoại trừ bản sao ở Thư viện Newberry, trong đó Mark Twain đã “tranh luận” với tác giả bằng cách viết ngoài lề của cuốn sách.

Những dòng nguệch ngoạc bên lề sách ảnh 2

Bút tích của Mark Twain trong cuốn “The Pen and the Book”.

Thậm chí, có những nghiên cứu, bộ sưu tập, trưng bày trên thế giới về những cuốn sách có bút tích bên lề ở châu Âu, đơn cử như dự án hợp tác quốc tế chủ đề khảo cổ học về đọc sách giữa Thư viện Sheridan tại Đại học Johns Hopkins, Trung tâm Biên tập Cuộc sống và Thư từ và Thư viện Đại học Princeton.

Các ghi chú bên lề, đặc biệt khi chúng không phải của các chuyên gia hay người nổi tiếng, có thể cho chúng ta biết “độc giả thực sự” nghĩ gì và họ bị ảnh hưởng như thế nào bởi một bài viết. Những dòng bút tích như vậy thường được đánh giá cao hơn bởi các dự án nghiên cứu và trong giới học thuật vì có thể đi sâu sát vào tầm nhận thức của người tiếp nhận tri thức trong dòng lịch sử. Hãy tưởng tượng bạn tìm được những bản sao cũ hàng thế kỷ của một cuốn sách và bắt tay làm công tác "khai quật khảo cổ học", sàng lọc từng ký tự và dấu hiệu để tìm hiểu xem chúng là gì, tác động đến thế giới ra sao. Đó là một nghiên cứu hấp dẫn về văn hóa, thời gian và các cuộc trò chuyện xung quanh một tác phẩm.

Những gì bạn viết trong một cuốn sách bây giờ có thể là “vàng” vào năm 2777.

Những dòng nguệch ngoạc bên lề sách ảnh 3

SUGA (nhóm nhạc BTS) là người có thói quen ghi chú khi đọc sách. Ảnh: In the soop.

Trên thực tế, từ thế kỷ 20, phần đông người mua sách đã coi việc ghi chú này là “vẽ bậy”, “làm bẩn sách”. Một số đặt giả thuyết rằng đây là hệ quả của việc giáo dục khi những đứa trẻ luôn được bố mẹ và thầy cô khuyên rằng cần phải giữ “vở sạch chữ đẹp”, bao gồm luôn cả việc nâng niu các cuốn sách, truyện. Tất nhiên, việc gìn giữ cuốn sách luôn là một điều tốt và không cần phải đặt lên cán cân để so sánh lợi hại với việc phủ kín một cuốn sách bằng những suy nghĩ thăng hoa của người đọc.

Điều quan trọng là bạn hiểu mình chỉ được viết ở đâu, và tập thói quen viết gọn gàng thay vì viết quá xấu hay lem luốc đầy mực, gạch xóa, và trông thực sự như đang viết bậy.

Những ghi chú trong cuốn sách của riêng bạn còn có thể là biểu đồ phát triển văn học, tư duy nhận thức của bản thân, và vì vậy chúng là vô giá. Bạn có thể quan sát sự thay đổi của mình ngay trên trang giấy, bộc lộ quan điểm đã bị ảnh hưởng bởi học tập và trải nghiệm ra sao khi con người trưởng thành hơn, già đi. Có thể bạn sẽ cảm thấy bồi hồi khi cầm một cuốn sách, đọc bút tích cũ xưa, và thấy rằng bây giờ bạn đã có câu trả lời rõ ràng cho những thắc mắc bạn viết ra ngày nhỏ dại./.

Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.