Nạn “dịch loạn” trong xuất bản sách và sự phân biệt đối xử hướng đến bộ phận fan Kpop

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Đối với những fan hâm mộ nhạc trẻ Hàn Quốc (còn gọi là fan Kpop), việc mua một cuốn sách truyền cảm hứng bởi thần tượng là vì những món quà tặng hào nhoáng kèm theo, hay vì bản thân những giá trị mà cuốn sách truyền tải? Số tiền họ bỏ ra cho một cuốn sách "dịch loạn" có xứng đáng?

Những cuốn sách được định vị dành riêng cho fan Kpop

Bước chân vào một hiệu sách hoặc tra cứu nhanh trên các trang mua hàng trực tuyến, không khó để chúng ta thấy được những cuốn sách có trang bìa bắt mắt, cùng những dòng giới thiệu như: “Cuốn sách yêu thích của V (BTS)”, “Được nhiều nghệ sĩ đọc và giới thiệu đến fan của mình”. Hoặc những cuốn sách đặc thù hơn về hành trình từ những ngày đầu đến khi bước lên đỉnh vinh quang của một số nhóm nhạc nổi tiếng.

Khi mua sách, độc giả sẽ được nhận những món quà kèm theo như sổ tay hay ảnh của nghệ sĩ Kpop. Có thể nhận ra những ấn phẩm này được sản xuất dành riêng cho đối tượng độc giả là fan Kpop. Thông thường, nếu không phải là người hâm mộ nghệ sĩ được nhắc tới trên bìa, độc giả yêu sách thường sẽ bỏ qua những mặt hàng này.

Mỗi cuốn sách có giá trên dưới một trăm ngàn. Vậy chất lượng của cuốn sách có xứng đáng với số tiền mà độc giả fan Kpop bỏ ra hay không? Nhiều trang facebook review sách của fan đã đăng tải các bài viết về vấn nạn “dịch loạn”, quá nhiều lỗi dịch thuật, lỗi trình bày tồn tại trong các ấn phẩm.

Trong cuộc thảo luận trên mạng, một người trong ngành xuất bản đã đặt ra giả thuyết rằng fan Kpop thực sự không đọc, anh cho rằng 60% sự thành công của sách liên quan đến thần tượng chính là nhờ những vật phẩm nho nhỏ đính kèm, như 1 cuốn sổ tay, 1 phong bao lì xì hay bookmark in hình thần tượng. Nhận định này đã dấy lên nhiều tranh cãi.

Vậy, suy nghĩ thật sự của fan Kpop đối với việc đọc sách là gì?

Được biết, một trong những cuốn sách được xuất bản dành cho fan Kpop là cuốn “Sức mạnh của ngôn từ” vốn không phải best-seller hay được đầu tư cao. Doanh thu cuốn sách rất bình thường vào những ngày đầu xuất bản. Quyển sách ra mắt năm 2018, và đến đầu năm 2019, qua một bức ảnh chụp ca sĩ V (BTS) cầm cuốn sách tại sân bay, "Sức mạnh của ngôn từ" mới bắt đầu được người hâm mộ săn đón. Nhận ra được sức nóng này, cuốn sách mới được đem về dịch tại Việt Nam. Tuy nhiên, việc dịch tệ dường như đã giết chết tác phẩm.

Nạn “dịch loạn” trong xuất bản sách và sự phân biệt đối xử hướng đến bộ phận fan Kpop ảnh 1

Đoạn dịch về 48 loại cảm xúc trong cuốn "Sức mạnh của Ngôn từ" được dịch và hiệu đính hời hợt.

(Ảnh: Ngày nay)

Trao đổi với phóng viên Ngày nay, một người hâm mộ Kpop chia sẻ: “Bản thân mình đã thấy rất mừng khi các nhà xuất bản Việt Nam quyết định mua bản quyền và dịch cuốn sách mà thần tượng của mình từng gợi ý đọc. Thứ nhất, mình muốn hiểu hơn về thế giới quan, những suy nghĩ có ảnh hưởng lên thái độ sống của thần tượng. Thứ hai, mình muốn người lớn hiểu là việc hâm mộ thần tượng cũng giúp chúng mình rèn luyện được những thói quen tốt, như việc đọc. Chưa bao giờ mình cho rằng quà tặng đi kèm lại giá trị hơn chất lượng của một cuốn sách. Những quà tặng đó, chúng mình có thể tự in lúc nào cũng được với giá rẻ hơn nhiều.”

Người hâm mộ này cũng đã kể về những cuốn sách mà thần tượng gợi ý đọc, nhưng “may mắn” được dịch ra từ rất lâu về trước, như “Bước vào cửa hiệu nhiệm màu” (Into the magic shop - James Doty), cuốn sách truyền cảm hứng cho các sản phẩm âm nhạc của BTS, hay “Kiêu hãnh và định kiến” (Pride and Prejudice - Jane Austen), cuốn sách mà Jisoo (BLACKPINK) gợi ý cho fan. Những tác phẩm luôn nằm trong danh sách mơ ước của fan Kpop, và họ sẵn sàng mua vì bản thân giá trị nghệ thuật và chất lượng dịch thuật của cuốn sách.

Nạn “dịch loạn” trong xuất bản sách và sự phân biệt đối xử hướng đến bộ phận fan Kpop ảnh 2

Cuốn "Bước vào cửa hiệu nhiệm màu" viết bởi nhà tâm lí học JAMES R. DOTY (Ảnh: Ngày nay)

Người hâm mộ này tiếp tục chia sẻ: “Mình không muốn tình trạng những ấn phẩm liên quan đến thần tượng Kpop có chất lượng dịch tệ tiếp diễn, vì việc tiếp tục xuất bản vô hình trung tạo nên một định kiến rằng “Fan Kpop không thật sự đọc sách”. Mà thực ra cũng đã có quá nhiều người nghĩ vậy rồi.”

Trên trang facebook Gụ Gụ Writes Something, đoạn review về một tác phẩm “ăn theo thần tượng” cũng cảm thán: “Với giá tiền hơn một trăm ngàn cho một quyển với các lỗi thuộc về hiệu đính thế này, mình không nghĩ là các bạn nên mua. Nhưng mình cũng muốn các bạn nên đọc nội dung sách vì khá hay. Thật sự quá đáng tiếc cho nội dung cuốn sách này.”

Về cơ bản, người đọc vẫn hiểu được giá trị tinh thần mà cuốn sách truyền tải, nhưng họ không tránh được khỏi cảm giác “bị coi thường”, và cảm thấy số tiền bỏ ra không xứng đáng.

Cần xây dựng một văn hóa đọc không độc hại

Vẫn biết từ trước đến nay, những người yêu sách và có tri thức ở Việt Nam khá nhiều lần phải bực bội với những ấn phẩm xuất bản có nhiều sai sót, như sai khái niệm, thuật ngữ, ngữ pháp hay thậm chí dịch sai luôn ý tác giả. Trách nhiệm không thể chỉ quy cho mỗi dịch giả, mà còn cần xét đến hệ thống biên tập thiếu chuyên môn, hệ thống giảng dạy tiếng Anh thiếu trách nhiệm hay thậm chí, sự phân biệt đối xử với độc giả.

Bất bình là vậy, nhưng các bản dịch sai vẫn cứ được in, bày bán và quảng bá mạnh mẽ. Không có bất cứ cơ chế nào đảm bảo quyền lợi cho người hâm mộ. Ngoài việc viết review trên mạng họ chỉ có thể truyền tai nhau tẩy chay sản phẩm, hoặc nặng hơn là tẩy chay nhà sách.

Nạn “dịch loạn” trong xuất bản sách và sự phân biệt đối xử hướng đến bộ phận fan Kpop ảnh 3

Ngày Sách và Bản quyền Thế giới của UNESCO (23/04/1995 - 23/04/2021) (Ảnh: UNESCO)

Đến bao giờ, tình trạng xuất bản những sản phẩm dịch thuật “ăn xổi” này mới kết thúc, để văn hóa đọc của Việt Nam được lành mạnh, trong sạch? Đây là một câu hỏi đáng suy ngẫm, nhân dịp 26 năm Ngày Sách và Bản quyền Thế giới của UNESCO (The World Book Day, 23/04/1995 – 23/04/2021)./.

Cải thiện sinh kế cho người dân khu vực quy hoạch bảo tồn voọc gáy trắng
Cải thiện sinh kế cho người dân khu vực quy hoạch bảo tồn voọc gáy trắng
(Ngày Nay) - Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình vừa tiếp nhận khoản viện trợ gần 7 tỷ đồng từ Tổ chức Nghiên cứu Nông Lâm Quốc tế (ICRAF) tài trợ để triển khai Đự án đồng quản lý đa dạng sinh học và cải thiện sinh kế cho người dân khu vực quy hoạch bảo tồn Voọc gáy trắng tại huyện Tuyên Hóa.
Bảo tồn loài sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
Bảo tồn loài sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
(Ngày Nay) - Trong “Đề án Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim giai đoạn năm 2022 - 2023”, UBND tỉnh Đồng Tháp sẽ dành gần 56 tỷ đồng để tiếp nhận, nuôi dưỡng, nghiên cứu sinh sản và tái thả đàn sếu.
Hà Nội triển khai chiến dịch cho trẻ uống bổ sung vitamin A đợt 2
Hà Nội triển khai chiến dịch cho trẻ uống bổ sung vitamin A đợt 2
(Ngày Nay) - Tin từ Sở Y tế Hà Nội, trong hai ngày 1-2/12, thành phố triển khai chiến dịch cho trẻ uống bổ sung vitamin A đợt 2 năm 2023. Đối tượng được bổ sung vitamin A là trẻ từ 6 đến 35 tháng tuổi đang có mặt tại địa phương, cả trẻ vãng lai, trẻ đang điều trị tại các cơ sở y tế.
Xung đột Hamas-Israel: Thêm 12 con tin được trả tự do
Xung đột Hamas-Israel: Thêm 12 con tin được trả tự do
Ngày 28/11, đã có thêm 12 con tin được lực lượng Hamas trả tự do ở Gaza để đổi lấy việc Israel trả tự do cho các tù nhân Palestine trong ngày thứ 5 của thỏa thuận ngừng bắn đã được hai bên nhất trí gia hạn thành 6 ngày.
Người dân Đức được khuyến cáo ở nhà do thời tiết lạnh giá
Người dân Đức được khuyến cáo ở nhà do thời tiết lạnh giá
Mùa Đông đến sớm đột ngột với những trận tuyết rơi dày đã khiến người dân ở nhiều vùng trên nước Đức gặp rất nhiều khó khăn. Chính quyền các bang miền Tây nước này ngày 28/11 đã kêu gọi người dân ở nhà, cảnh báo thời tiết lạnh giá dẫn đến những đoạn đường nguy hiểm đe dọa tính mạng người tham gia giao thông.