Phiên họp thứ 43 Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Ngăn chặn các hành vi xâm phạm dữ liệu cá nhân

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 43, chiều 11/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu.

Theo Tờ trình của Chính phủ, việc xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân của nước ta, tạo hành lang pháp lý cho công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân, nâng cao năng lực bảo vệ dữ liệu cá nhân cho các tổ chức, cá nhân trong nước tiếp cận trình độ quốc tế, khu vực; đẩy mạnh sử dụng dữ liệu cá nhân đúng pháp luật phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.

Dự thảo Luật gồm 7 Chương, 69 Điều; quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân và trách nhiệm bảo vệ dữ liệu cá nhân của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, với 7 nội dung chính. Trong đó, thống nhất thuật ngữ và xây dựng một số khái niệm quan trọng về bảo vệ dữ liệu cá nhân, như: dữ liệu cá nhân; bảo vệ dữ liệu cá nhân; làm rõ khái niệm và nội hàm của dữ liệu cá nhân cơ bản, dữ liệu cá nhân nhạy cảm, dữ liệu phi cá nhân, khử nhận dạng dữ liệu cá nhân; xác định chính xác, đầy đủ những hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân; vai trò của các bên trong hoạt động xử lý.

Dự thảo Luật xây dựng các nguyên tắc bảo vệ dữ liệu cá nhân; quy định quyền và nghĩa vụ của chủ thể dữ liệu; quy định về điều kiện bảo vệ dữ liệu cá nhân đối với các tổ chức kinh doanh dịch vụ xử lý dữ liệu cá nhân, dịch vụ cung cấp tổ chức bảo vệ dữ liệu cá nhân, chuyên gia bảo vệ dữ liệu cá nhân, dịch vụ xếp hạng tín nhiệm bảo vệ dữ liệu cá nhân, dịch vụ chứng nhận đủ điều kiện năng lực bảo vệ dữ liệu cá nhân. Bên cạnh đó, hoàn thiện quy định về biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân cơ bản, dữ liệu cá nhân nhạy cảm, điều kiện bảo đảm hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân, cơ quan chuyên trách bảo vệ dữ liệu cá nhân, Cổng thông tin quốc gia về bảo vệ dữ liệu cá nhân, điều kiện bảo đảm hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân, kinh phí bảo đảm hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân. Dự thảo Luật cũng quy định quản lý nhà nước về bảo vệ dữ liệu cá nhân, trách nhiệm của các bộ, ngành có liên quan.

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại của Quốc hội Lê Tấn Tới nêu rõ, việc xây dựng dự án Luật là hết sức cần thiết, đáp ứng yêu cầu bảo vệ dữ liệu cá nhân; ngăn chặn các hành vi xâm phạm dữ liệu cá nhân; nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; bảo đảm giá trị pháp lý cho việc tổ chức thực hiện thống nhất.

Thường trực Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại cơ bản nhất trí với phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của dự thảo Luật. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, phạm vi điều chỉnh, nội dung điều chỉnh của dự thảo Luật còn rộng, bao gồm hầu hết các hoạt động liên quan đến dữ liệu cá nhân là chưa thực sự phù hợp và dẫn đến chồng lấn, trùng lặp với phạm vi điều chỉnh của Luật Dữ liệu và một số luật chuyên ngành khác. Do đó, cần giới hạn phạm vi điều chỉnh của Luật này để tập trung vào các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân và trách nhiệm của các chủ thể có liên quan trong bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Phiên họp thứ 43 Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Ngăn chặn các hành vi xâm phạm dữ liệu cá nhân ảnh 1

Quang cảnh phiên họp.

Thảo luận tại phiên họp, các đại biểu thống nhất sự cần thiết xây dựng và ban hành Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối, quan điểm chỉ đạo của Đảng về chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, tạo đà thực hiện kỷ nguyên chuyển mình của dân tộc Việt Nam; đáp ứng yêu cầu cấp bách của thực tiễn.

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, cơ quan soạn thảo cần rà soát, rút gọn hơn nữa dự thảo Luật, tập trung vào những nội dung thuộc thẩm quyền của Quốc hội; tiếp tục đơn giản hóa, cắt giảm triệt để thủ tục hành chính, nhằm giảm chi phí và tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp.

Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị các cơ quan tiếp tục rà soát kỹ các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; các hiệp định, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; các vấn đề thực tiễn phát sinh; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế nhằm khắc phục tình trạng lộ lọt, mua bán dữ liệu cá nhân tràn lan như hiện nay; nêu rõ những hạn chế, bất cập của Luật hiện hành... nhằm hoàn thiện dự thảo Luật./.

Bình luận
Tập di cảo thơ "Những ngày tháng Tám" của nhà thơ, nhà giáo, liệt sĩ Trần Quang Long.
Những kỷ vật đi cùng năm tháng
(Ngày Nay) - Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã trải qua nửa thế kỷ nhưng âm vang hào hùng vẫn vang vọng, lắng sâu trong lòng mỗi người con đất Việt, đặc biệt là khi ta lặng mình trước hàng trăm kỷ vật thiêng liêng đang được trân trọng lưu giữ, trưng bày tại Bảo tàng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Tiêm vắc xin phòng bệnh tại CDC Đồng Nai. (Ảnh minh hoạ)
Bảo đảm thông suốt công tác phòng, chống dịch, tiêm chủng sau sáp nhập các đơn vị y tế
(Ngày Nay) - Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố bảo đảm hoạt động thông suốt, không để gián đoạn làm ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh, tiêm chủng mở rộng sau khi nhập sáp nhập, hợp nhất các đơn vị y tế ở các cấp... là nội dung quan trọng trong công văn số 2513/BYT-PB gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về việc tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống dịch trong giai đoạn giao mùa.
Quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên 212.000 sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, chủ yếu là vitamin, collagen, glucosamin... do nước ngoài sản xuất.
Thu giữ hơn 200.000 sản phẩm vitamin, collagen không rõ nguồn gốc
(Ngày Nay) - Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bắc Ninh vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Ninh đột xuất kiểm tra, phát hiện và thu giữ trên 25 tấn, tương đương với khoảng 200.000 sản phẩm là vitamin, collagen thuộc lĩnh vực thực phẩm bảo vệ sức khoẻ không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp.
Người dân Nhật Bản. Ảnh minh họa
Có đến 68% người Nhật ủng hộ độc lập hơn với Mỹ
(Ngày Nay) - Theo một cuộc khảo sát toàn quốc ở Nhật Bản, khoảng 68% người được hỏi cho rằng Nhật Bản nên theo đuổi lập trường độc lập hơn với Mỹ, ở câu hỏi khác, 77% hoài nghi sự bảo vệ từ Mỹ với nước này.