Phối hợp chặt chẽ cụ thể hóa Tuyên bố Chung Việt Nam-Hoa Kỳ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt Nam tăng cường kết nối, tìm hiểu cơ hội hợp tác kinh doanh, đầu tư với các đối tác Hoa Kỳ để đem lại lợi ích và thịnh vượng chung cho cả hai bên.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden.

Ngày 14/9, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Bộ Ngoại giao sẽ có hoạt động gì để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường Hoa Kỳ nhằm thực hiện Tuyên bố Chung về nâng cấp quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết:

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững đã đề ra những phương hướng lớn cho hợp tác 10 năm và lâu hơn thế, bao trùm trên 10 lĩnh vực trụ cột với các lĩnh vực trên bình diện hợp tác song phương và trong các vấn đề khu vực, toàn cầu, trong đó có hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư.

Để triển khai khuôn khổ Đối tác Chiến lược Toàn diện đạt được trong chuyến thăm vừa qua của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, Bộ Ngoại giao sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương để làm việc với các cơ quan và địa phương của Hoa Kỳ, cụ thể hóa các lĩnh vực hợp tác trong Tuyên bố Chung và tận dụng những khuôn khổ, cơ chế sẵn có như Hiệp định khung về thương mại-đầu tư (TIFA) và những khuôn khổ, cơ chế sẽ được thiết lập trong thời gian tới.

Đặc biệt là các lĩnh vực trọng tâm đột phá về thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, tạo cơ chế hợp tác hiệu quả và môi trường kinh doanh, đầu tư thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân của hai nước.

Theo Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng, Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt Nam tăng cường kết nối, tìm hiểu cơ hội hợp tác kinh doanh, đầu tư với các đối tác Hoa Kỳ để đem lại lợi ích và thịnh vượng chung cho cả hai bên.

“Quá trình này đòi hỏi nỗ lực rất là lớn của cả hai bên, đó là nỗ lực của các các cơ quan chính quyền, Quốc hội, tổ chức, địa phương và các doanh nghiệp,” bà Phạm Thu Hằng nhấn mạnh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.