Phối hợp xử lý tình huống phức tạp, bảo đảm an ninh khu vực biên giới

0:00 / 0:00
0:00
Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang và 10 Huyện ủy, Thành ủy biên giới, biển đảo tỉnh (gồm: Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc, Giang Thành, Kiên Lương, Kiên Hải, Hòn Đất, Châu Thành, An Biên, An Minh) vừa ký kết thống nhất phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, biển đảo, xây dựng nền biên phòng toàn dân vững mạnh, thực hiện chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia năm 2023.
Phối hợp xử lý tình huống phức tạp, bảo đảm an ninh khu vực biên giới

Đại tá Huỳnh Văn Đông, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang cho biết, Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh và 10 Huyện, Thành ủy biên giới, biển đảo phối hợp quán triệt, thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các văn bản pháp luật của Nhà nước, sự chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tỉnh ủy và UBND tỉnh, Đảng ủy Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và biên phòng, xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh, xây dựng Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Các đơn vị chủ động trao đổi tình hình; phối hợp xây dựng khu vực biên giới, biển đảo, xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh.

Theo đó, Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh chỉ đạo các đồn Biên phòng phối hợp chặt chẽ với các cấp, ngành, lực lượng trên địa bàn xử lý các tình huống bảo vệ chủ quyền biên giới, biển đảo, đấu tranh có hiệu quả những vi phạm chủ quyền biên giới, ngăn chặn tàu thuyền nước ngoài vi phạm chủ quyền vùng biển của Việt Nam, đảm bảo an ninh, an toàn cho ngư dân và các hoạt động kinh tế trên biển.

Các đồn Biên phòng phối hợp với các cấp, ngành, lực lượng xử lý những tình huống phức tạp về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới, nhất là các vụ việc có liên quan đến yếu tố nước ngoài, dân tộc, tôn giáo, bảo đảm đúng chủ trương, đường lối, pháp luật, không để các thế lực thù địch, phản động lợi dụng tạo thành “điểm nóng”.

Đồng thời, phối hợp tham mưu thực hiện nhiệm vụ xây dựng, hoạt động của khu vực phòng thủ huyện, thành phố và quản lý, tham mưu, huy động nhân lực, tàu thuyền tham gia đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển đảo, chuẩn bị đầy đủ lực lượng, phương tiện, phương án sẵn sàng phối hợp tham gia phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh; tuyên truyền, vận động ngư dân không vi phạm vùng biển nước ngoài khai thác đánh bắt hải sản trái phép, khôi phục và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên ngư trường tỉnh phát triển bền vững…

Bí thư Huyện ủy Giang Thành Ong Văn Ngay nhấn mạnh, các địa phương biên giới, biển đảo cùng Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ động phát hiện từ sớm, từ xa âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của địch và các loại đối tượng; tham mưu chủ trương, đối sách đấu tranh có hiệu quả với các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, hoạt động xâm nhập, móc nối, tập hợp lực lượng, lợi dụng dân tộc, tôn giáo, các vụ việc có liên quan đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đúng chủ trương, đối sách, giữ gìn an ninh trật tự khu vực biên giới, vùng biển đảo.

Đồng thời, phát huy sức mạnh toàn dân và cả hệ thống chính trị trong phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, nhất là tội phạm ma túy, buôn lậu, mua bán người, vận chuyển trái phép vũ khí, vật liệu nổ, xuất nhập cảnh trái phép; tập trung triệt xóa các tụ điểm tệ nạn xã hội, tội phạm hoạt động có tổ chức, quy mô lớn, không để hình thành điểm nóng, phức tạp, đảm bảo an toàn tuyệt đối về người, vũ khí trang bị, phương tiện, giữ vững an ninh trật tự khu vực biên giới, biển đảo.

Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang và 10 Huyện, Thành ủy biên giới, biển đảo triển khai, duy trì thực hiện có hiệu quả các chương trình, phong trào, mô hình phát triển kinh tế - xã hội, giúp dân xóa đói, giảm nghèo, thực hiện các chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; tích cực xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới, vùng biển vững mạnh, tổ chức tốt phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới. Các đơn vị đẩy mạnh thực hiện hoạt động “Ngày hội Biên phòng toàn dân”, “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”, hướng về biên giới, biển đảo và thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội.

Năm 2022, Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang và 10 Huyện, Thành ủy biên giới, biển đảo phối hợp thực hiện hiệu quả nhiệm vụ xây dựng, quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Theo đó, 179 tổ tự quản đã được thành lập cùng với 100 tổ tàu thuyền, 18 bến bãi với hơn 10.480 thành viên thực hiện phong trào Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo, góp phần quan trọng vào nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia; phát động phong trào quần chúng tham gia tự quản đường biên, cột mốc (có 13 tập thể, hơn 200 hộ gia đình, trên 350 cá nhân tự nguyện đăng ký tự quản hơn 49 km đường biên giới và 23 cột mốc chính, 80 mốc phụ).

Các đơn vị biên phòng phối hợp với cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, các lực lượng tích cực triển khai các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, góp phần nâng cao đời sống nhân dân khu vực biên giới, biển đảo như: xây dựng và bàn giao 12 “Nhà đồng đội”, nhà chính sách, nhà Tết Quân - Dân 2023 trị giá hàng trăm triệu đồng; xây dựng cầu giao thông nông thôn ở ấp Thứ Nhất (xã Tây Yên, An Biên); phối hợp Hội Phụ nữ thực hiện chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”.

Ngoài ra, Bộ đội Biên phòng Kiên Giang còn phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai có hiệu quả các chương trình, mô hình “Dân vận khéo” như: Chương trình “Nâng bước các em đến trường” (Bộ đội Biên phòng tỉnh nhận đỡ đầu 93 em có hoàn cảnh khó khăn với mức 500.000 đồng/tháng/em), “Con nuôi Đồn Biên phòng” (đỡ đầu 4 cháu với mức 2 triệu đồng/tháng/cháu; đỡ đầu 147 học sinh với mức 1,1 triệu đồng/tháng/học sinh). Bộ đội Biên phòng tỉnh đã hỗ trợ, phụng dưỡng 30 đối tượng chính sách là Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, gia đình liệt sỹ và thương binh với mức 1 triệu đồng/tháng/người; thực hiện nhiều chính sách an sinh xã hội khác như: Khám, chữa bệnh và phát thuốc miễn phí cho hàng trăm lượt người dân khó khăn; tổ chức chương trình “Xuân biên phòng ấm lòng dân bản” trao tặng quà, tiền mặt cho gia đình chính sách, hộ dân có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo khu vực biên giới...

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).