Bali, Chiang Mai và những cuộc vun đắp biểu tượng
Ăn, cầu nguyện, yêu là một trong những cuốn hồi ký ăn khách nhất thập niên đầu thế kỷ XXI. Khi Hollywood quyết định chuyển thể thành phim với diễn viên chính là Julia Roberts và Javier Bardem, bộ phim lãng mạn lấy bối cảnh Bali đã trở thành hiện tượng năm 2010, đưa Bali lên bản đồ du lịch quốc tế.
Giá bất động sản ở Bali tăng 35% trong năm 2011. Tín hiệu đầu tiên của cuộc tăng trưởng ngoạn mục về du lịch. Trong một thập kỷ sau đó, giá bất động sản tại đây tăng trung bình 20% mỗi năm. Không ít căn villa tăng giá gấp 10 lần. Tổng lượng khách đến hòn đảo tăng hơn gấp đôi và khách quốc tế tăng gần gấp 3 trong thập kỷ trước.
Nhưng tầm vóc của một biểu tượng quốc gia không chỉ dừng ở du lịch và bất động sản. Giờ đây, Bali trở thành hòn đảo của sự sáng tạo và khởi nghiệp, nơi tụ hội những nhà thiết kế thời trang quốc tế và những kỹ sư phần mềm. Siêu mẫu Gail Eliott sau khi giải nghệ đã sáng lập thương hiệu Little Joe Woman và đặt đại bản doanh tại Bali. Hay Gili Sports, startup được đặt tên theo quần đảo Gili ngoài khơi Bali, thu 1,5 triệu USD mỗi năm từ thị trường Mỹ và nhà sáng lập của startup này ngồi dưới bóng dừa tại Indonesia suốt thời gian giãn cách vì Covid-19.
Một biểu tượng du lịch khác của Đông Nam Á, Chiang Mai thì chọn hướng đi trở thành “medical and wellness hub” (trung tâm y tế và chăm sóc sức khỏe) với các startup, bệnh viện, spa chăm sóc sức khỏe, trung tâm yoga cao cấp...
Những khu nghỉ dưỡng ở Chiang Mai đề cao “dưỡng” hơn “nghỉ”. Theo đó, điều du khách nhận được sau khi chi tiền không chỉ là phòng nghỉ mà còn là các gói chăm sóc sức khỏe bằng liệu pháp từ chuyên gia Ấn Độ, với sứ mệnh “bảo tồn phương pháp Ayuraveda” (hệ thống y học Hindu cổ). Trong các resort và spa là các bác sĩ với máy phân tích tế bào để lên liệu trình cho du khách.
Chiang Mai cũng biến mình thành “phòng nha của thế giới”, khắp thành phố là những trung tâm nha khoa với công nghệ và chứng chỉ tiên tiến.
Thông qua việc đầu tư cho Trường Y tế Chiang Mai trở thành trung tâm nghiên cứu công nghệ chăm sóc sức khỏe, chính phủ Thái Lan đặt tham vọng trở thành trung tâm chăm sóc sức khỏe số 1 tại châu Á vào năm 2025. Điều này đồng nghĩa Chiang Mai “thách đấu” cả Seoul và Singapore.
Có thể thấy, với những gì Indonesia và Thái Lan đang làm, tài nguyên phong cảnh không còn là địa điểm du lịch đơn thuần, mà trở thành bệ đỡ để các vùng đất nuôi mộng trở thành Singapore mới của thế giới.
Phú Quốc và tham vọng điểm đến toàn cầu
Cũng giống như Bali, Phuket hay Chiang Mai và hầu hết các vùng du lịch Đông Nam Á khác, Phú Quốc từng chỉ đơn giản là một địa điểm tham quan. Du khách đến, đặt phòng nghỉ, và dạo quanh để chiêm ngưỡng các bãi biển và 99 ngọn núi của hòn đảo này. Đó là điều diễn ra ở Sapa, Nha Trang hay Hội An suốt nhiều thập niên.
Nhưng trong thập niên vừa qua, Phú Quốc cũng đã bắt đầu chuyển mình với loạt dự án bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp. Hàng tỷ USD đã được đầu tư để tạo ra hạ tầng dịch vụ mang tầm vóc thế giới. JW Marriott Phú Quốc Emerald Bay - khu nghỉ dưỡng sang trọng hàng đầu thế giới năm 2018 (do World Travel Awards trao tặng) hay cáp treo Hòn Thơm - cáp treo vượt biển dài nhất thế giới - đi qua một trong những vùng mặt nước đẹp nhất Vịnh Thái Lan, là những công trình góp phần tạo nên hình hài của một điểm đến quốc tế. Điều này nằm trong chiến lược biến du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam.
Nhưng có tín hiệu nào cho việc Phú Quốc có thể nối bước Bali, Chiang Mai hay Phuket và đi theo con đường trở thành Singapore mới của Đông Nam Á?
Hòn đảo có tất cả những lợi thế mà những địa điểm đi trước vốn có. Chi phí sống hợp lý. Hạ tầng được đầu tư bài bản – bởi những nhà phát triển bất động sản hàng đầu. Do lợi thế về du lịch, đây là đơn vị hành chính cấp huyện duy nhất ở Việt Nam có một bệnh viện quốc tế. Phú Quốc thậm chí còn có lợi thế của người đi sau, khi hạ tầng giao thông, lưu trú và thương mại của hòn đảo được đầu tư đồng bộ, tập trung trong nửa cuối thập kỷ vừa qua bởi các nhà đầu tư lớn, như khu vực phía Nam đảo với hàng loạt dự án của Sun Group.
Và trên tất cả, những căn nhà được thiết kế bởi Bill Bensley hay HTT Architect được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên ngoạn mục: các bãi biển của Phú Quốc nằm trong top những bãi biển đẹp nhất thế giới, một rặng san hô bao phủ hàng trăm héc-ta, một rừng quốc gia và một cộng đồng bản địa lâu đời.
Tầm nhìn đã được xác lập, khi các nhà đầu tư không còn định danh Phú Quốc là điểm du lịch nơi du khách đến rồi đi. Đó là một vùng đất, một thành phố bạn có thể định cư, sở hữu căn nhà của mình, chăm sóc cho đời sống tinh thần và thể chất, cũng như tiếp tục kiến tạo các giá trị cho xã hội. Dự án bất động sản cao cấp mới nhất được Sun Group giới thiệu ở Nam Phú Quốc – Sun Tropical Village – có slogan là “Trở về nhà”. Trong một chiến lược gợi nhớ đến Chiang Mai, dự án này cũng xác định “wellness” là chiến lược, với hàng loạt dịch vụ chăm sóc sức khỏe đẳng cấp, hơn là một quần thể lưu trú.
Trên cát trắng và nắng vàng của Bãi Kem, Hòn Thơm, dưới chân núi Ra Đa, trên Mũi Ông Đội, các quần thể kiến trúc như “ngôi làng nhiệt đới” Sun Tropical Village, “thị trấn Địa Trung Hải”, Premier Village Phu Quoc Resort hay Premier Village Phu Quoc The Eden Bay được thiết kế để thu hút những cư dân tinh hoa từ khắp Việt Nam và cả khu vực tới tạo lập giá trị. Từ Nam Phú Quốc, Sun Group cũng phát đi tín hiệu về việc xây dựng một “working hub” – nơi biển xanh không còn là để ngắm, mà là động lực cho những cỗ máy kinh tế.
Một dự án tại Bali đang chào bán với lời mời gọi: “Sự cân bằng tuyệt vời giữa công việc và cuộc sống, cho những người muốn xây dựng cuộc đời quanh cộng đồng lành mạnh, tràn đầy sức khỏe”. Giá căn hộ một phòng ngủ tại đây là 375.000 USD.
Từ bãi biển đến trung tâm kinh tế, đó là con đường mà Bali, Phuket đã đi và Phú Quốc sẽ đi.