Phú Thọ: Chính quyền khó xử với doanh nghiệp ngang nhiên xúc trộm tài nguyên

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Theo chính quyền huyện Yên Lập (tỉnh Phú Thọ) thì chỉ đến khi đọc được thông tin phản ánh từ báo chí thì mới biết được sự việc một doanh nghiệp trên địa bàn vi phạm việc khai thác đất không đúng quy định.
Phú Thọ: Chính quyền khó xử với doanh nghiệp ngang nhiên xúc trộm tài nguyên

Âm thầm xúc trộm tài nguyên?

Theo phản ánh của người dân địa phương, tại địa phận khu 6 xã Ngọc Đồng (huyện Yên Lập) đã xuất hiện rất nhiều những chiếc ô tô tải năm chân (trọng tải khoảng 40-50 tấn). Những chiếc xe ô tô trọng tải lớn này có chung một đường đi giống nhau – đó là đều thường xuyên ra vào Công ty TNHH chè Ngọc Đồng (xã Ngọc Đồng, huyện Yên Lập).

Theo đăng ký kinh doanh, dù là một doanh nghiệp đóng trên địa bàn, với hoạt động chính là sản xuất, chế biến chè; thế nhưng trên thực tế, tại một khu vực nằm trong phần đất thuộc sự quản lý của Công ty chè Ngọc Đồng đã được “hô biến” thành một công trường rộng hàng hecta.

Quá trình ghi nhận thực tế cho thấy, việc khai thác tại đây được thực hiện một cách có tổ chức và rất chặt chẽ. Phần đất có màu sáng trắng và rất tơi xốp – rất giống đất sét phong hoá khai thác được tại công trường này sau đó sẽ múc rồi đổ lên 5-6 ô tô tải đang xếp hàng dài chờ sẵn sẵn. Xe ô tô ra vào công trường này sẽ đi theo một đường được quy định riêng, số lượng xe và thành phẩm đã khai thác được được kiểm đếm cụ thể khi ra khỏi điểm khai thác. Luôn có 5-6 người đàn ông túc trực tại đây để chỉ đạo, quán xuyến và giám sát công việc khai thác.

Cũng theo phản ánh của người dân địa phương, các hoạt động khai thác nói trên tại Công ty chè Ngọc Đồng đã được diễn ra trong suốt một thời gian dài, kể từ quý I/2020. Thế nhưng, những hoạt động khai thác trái phép này vẫn không bị các cơ quan chức năng phát hiện và xử lý. Hoạt động khai thác chỉ tạm dừng khi có sự xuất hiện của một số cán bộ địa địa phương đến kiểm tra, và sau đó mọi thứ lại diễn ra bình thường, những chiếc xe tải chở đất khai thác tại đồi chè của Công ty chè Ngọc Đồng vẫn nườm nượp ra vào khu vực công trường suốt ngày đêm, bất chấp sự bức xúc của người dân.

Phú Thọ: Chính quyền khó xử với doanh nghiệp ngang nhiên xúc trộm tài nguyên ảnh 1

Việc khai thác của Công ty Chè Ngọc Đồng chỉ bị phát giác khi một số cơ quan báo chí đăng tải thông tin

Số lượng đất sau khi được Công ty chè Ngọc Đồng khai thác trái phép đã được vận chuyển đến Công ty Cổ phần Takao Việt Nam (tại Lô B Khu công nghiệp Trung Hà, xã Dân Quyền, huyện Tam Nông) để làm nguyên liệu đầu vào cho các hoạt động sản xuất của Công ty này.

Điều đáng nói, các xe ô tô chở khoáng sản này đề là các xe tải 5 chân, có biển kiểm soát đầu số 88 hoặc 14 (xe của tỉnh Vĩnh Phúc hay tỉnh Quảng Ninh) và trên xe đều có đặt biển ghi chữ “LV-PT” làm ký hiệu. Những chiếc xe này dù có dấu hiệu quá khổ, quá tải vì thùng xe được cơi nới hàn thêm để gia tăng khối lượng, thế nhưng vẫn ngang nhiên đi qua các chốt CSGT trên địa bàn mà không hề bị kiểm tra, xử lý.

Người dân địa phương cho rằng, theo ước lượng thì những chiếc xe chở khoáng sản nói trên thường có trọng lượng không dưới 40 tấn/ 01 xe; và dựa vào những biển ghi dòng chữ “LV-PT”, rất có thể những chiếc xe này nằm trong hệ thống thuộc quản lý của một đơn vị vận chuyển, khai thác khoáng sản trái phép vốn thuộc dạng rất có “máu mặt” trên địa bàn tỉnh Phú Thọ mang tên “Long Vương – Phú Thọ”.

Nhiều vấn đề khi xử lý sự việc

Theo đại diện phòng Tài nguyên Môi trường huyện Yên Lập cho biết: ngày 05/02/2021 UBND huyện Yên Lập có văn bản số 175/UBND-TN&MT do Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Kim Ngọc ký, chấp thuận cho Công ty TNHH chè Ngọc Đồng được “vận chuyển đất dư thừa khi thi công san gạt, cải tạo mặt bằng hạ cốt nền đối với đất trồng cây lâu năm được giao để thực hiện dự án đầu tư phát triển vùng nguyên liệu và nhà máy chế biến chè công nghệ cao tại xã Ngọc Đồng huyện Yên Lập”.

Theo văn bản này thì Công ty TNHH chè Ngọc Đồng được hạ độ cao từ cốt +50,6m xuống cốt thiết kế +47m (hạ 3,6m) trên diện tích 5148,3m2 với khối lượng 8815,8m3, trong thời gian 60 ngày (kể từ ngày ký văn bản). Đất ở đây chỉ sử dụng để thực hiện dự án đầu tư phát triển vùng nguyên liệu và nhà máy chế biến chè công nghệ cao.

Tuy nhiên, nội dung văn bản này lại không nêu căn cứ đất trồng cây lâu năm được Nhà nước giao để thực hiện dự án đầu tư phát triển vùng nguyên liệu và nhà máy chế biến chè công nghệ cao tại xã Ngọc Đồng.

Cũng theo đại diện phòng Tài nguyên Môi trường huyện Yên Lập thì ngay sau khi tiếp nhận thông tin một số cơ quan báo chí phản ánh về việc Công ty chè Ngọc Đồng có thực hiện hoạt động khai thác đất tại phần đất mà Công ty này được giao, UBND huyện Yên Lập đã vào cuộc kiểm tra, xử lý, yêu cầu Công ty này dừng toàn bộ việc khai thác đất. Ngày 29/5/2021, UBND huyện Yên Lập cũng đã thành lập chốt chặn tại khu vực này để giám sát và ngăn chặn các hoạt động khai thác.

Phú Thọ: Chính quyền khó xử với doanh nghiệp ngang nhiên xúc trộm tài nguyên ảnh 2
Trong trường hợp khu vực khai thác của Công ty Chè Ngọc Đồng là một mỏ khoáng sản thì cần làm rõ những dấu hiệu hình sự tại vụ việc này

Theo Luật sư Đặng Xuân Cường (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) thì trong sự việc này, cơ quan chức năng tại huyện Yên Lập và tỉnh Phú Thọ cần vào cuộc điều tra làm rõ có hay không việc khai thác trộm tài nguyên thiên nhiên. Trong trường hợp khu vực khai thác mà Công ty chè Ngọc Đồng tiến hành xúc đất rồi vận chuyển bán cho một đơn vị khác là một mỏ đất sét mà nằm trong danh mục khoáng sản được quy định thì ở đây có những dấu hiệu hình sự cần làm rõ.

Theo Luật sư Cường thì, Điều 227, Tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên:

1. Người nào vi phạm các quy định của Nhà nước về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên trong đất liền, hải đảo, nội thủy, vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng trời của Việt Nam mà không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép thuộc một trong những trường hợp sau đây hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc loại khoáng sản khác từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Khoáng sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc loại khoáng sản khác 500.000.000 đồng trở lên;

b) Khoáng sản trị giá 1.000.000.000 trở lên;

c) Có tổ chức;

d) Gây sự cố môi trường;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 04 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

e) Làm chết người.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.

4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Pháp nhân thương mại thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Giá vàng SJC đạt mốc 92 đồng/lượng, tăng mạnh do tâm lý "đầu cơ"
Giá vàng SJC đạt mốc 92 đồng/lượng, tăng mạnh do tâm lý "đầu cơ"
(Ngày Nay) - Tới trưa 10/5, giá vàng SJC lập đỉnh mốc mới, tăng cao nhất trong lịch sử với giá bán ra là 92 triệu đồng/lượng, tăng 2,5 triệu đồng/lượng so với cuối phiên ngày 9/5. Khoảng cách giữa giá mua và bán chênh nhau tới 2,5 triệu đồng/lượng, đẩy rủi ro lớn về phía người mua vàng.
Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Tạo điều kiện để đội ngũ doanh nhân Việt Nam không ngừng phát triển mạnh mẽ
(Ngày Nay) - Sáng 10/5, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Đảng đoàn Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới.
Apple xin lỗi sau chỉ trích về quảng cáo iPad Pro
Apple xin lỗi sau chỉ trích về quảng cáo iPad Pro
(Ngày Nay) - Apple mới đây đã lên tiếng xin lỗi sau phản ứng dữ dội từ cộng đồng về một quảng cáo dòng máy tính bảng iPad Pro xuất hiện hình ảnh các đồ vật bao gồm nhạc cụ và sách bị nghiền nát bởi máy ép thủy lực.
SHB dành hơn 11 tỷ đồng làm công tác xã hội nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
SHB dành hơn 11 tỷ đồng làm công tác xã hội nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
(Ngày Nay) - Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và Đại Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Điện Biên, SHB đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động ý nghĩa, trong đó có trao tặng các phần quà tới cựu chiến binh và tài trợ 2 công trình lớp học tại các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học trên địa bàn tỉnh với tổng giá trị hơn 11 tỷ đồng.
T&T Group trao tặng 5 tỷ đồng hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho người nghèo tỉnh Điện Biên
T&T Group trao tặng 5 tỷ đồng hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho người nghèo tỉnh Điện Biên
(Ngày Nay) - Tập đoàn T&T Group đã trao ủng hộ tỉnh Điện Biên 5 tỷ đồng (tương ứng với 100 căn nhà), góp phần không nhỏ vào thành công chung của Đề án làm 5.000 nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tại địa phương cũng như từng bước hiện thực hóa mục tiêu xóa nhà tạm, dột nát, không an toàn trên địa bàn tỉnh.