Phùng Chí Kiên - người chiến sĩ cộng sản kiên trung của Đảng ta

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tên tuổi của đồng chí Phùng Chí Kiên và những cống hiến to lớn của đồng chí đối với Đảng ta trong những năm chông gai nhất của cách mạng Việt Nam là tấm gương lớn để thế hệ trẻ hướng về, soi mình vào và noi gương học tập.
Phùng Chí Kiên là một trong các lãnh tụ của phong trào Bắc Sơn (Ảnh tư liệu)
Phùng Chí Kiên là một trong các lãnh tụ của phong trào Bắc Sơn (Ảnh tư liệu)

Lịch sử dân tộc ghi công những con người đã ngã xuống cho sự nghiệp bảo vệ non sông đất nước. Họ mãi là tấm gương cho thế hệ đời sau, là những bài học quý giá để nhìn nhận quá khứ đầy đủ đem sức mình xây dựng hiện tại. Nhân dịp kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Phùng Chí Kiên, chúng ta cùng ôn lại những nét cơ bản về cuộc đời, sự nghiệp và tôn vinh công lao, cống hiến to lớn của Đồng chí đối với cách mạng Việt Nam góp phần giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc; cổ vũ, động viên các tầng lớp Nhân dân tiếp tục học tập, noi theo, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước.

Đồng chí Phùng Chí Kiên tên thật là Nguyễn Vĩ, sinh ngày 18/5/1901 trong một gia đình nông dân ở làng Mỹ Quan, tổng Vạn Phần hiện nay là xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Ông là người có tư chất thông minh, hiếu học, ý chí mãnh liệt và trưởng thành trên quê hương có truyền thống cách mạng. Những yếu tố đó đã sớm hình thành cho Phùng Chí Kiên những khát khao, hoài bão cứu nhà, cứu nước, cứu dân.

Phùng Chí Kiên - người chiến sĩ cộng sản kiên trung của Đảng ta ảnh 1
Phùng Chí Kiên (Ảnh tư liệu)

Nhờ được tiếp xúc, giao lưu với nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội đã giúp Nguyễn Vĩ sớm tiếp cận và nắm bắt những luồng tư tưởng mới, những thông tin mới như thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga, về phong trào cộng sản quốc tế, về những hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Quảng Châu. Vì thế chàng thanh niên Nguyễn Vĩ sớm được giác ngộ, kết nạp khi Tổng hội Việt Nam cách mạng Thanh niên ở Quảng Châu, Trung Quốc đã cử cán bộ về Nghệ Tĩnh hoạt động. Từ sự giới thiệu của Hội, Nguyễn Vĩ đã dự lớp huấn luyện chính trị đầu tiên do Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tổ chức vào tháng 10/1926 và cũng đổi tên là Phùng Chí Kiên.

Khi ông được chọn cùng một số thanh niên vào đào tạo tại Trường quân sự Hoàng Phố, có cơ hội tham gia cuộc khởi nghĩa Quảng Châu do Đảng cộng sản Trung Quốc lãnh đạo, làm Liên trưởng lực lượng vũ trang khu Xô Viết Hải Phong - Lục Phố. Về sau này được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, đại diện Quốc tế Cộng sản, cử sang Matxcơva học Trường Đại học Phương Đông.

Và trong suốt quá trình hoạt động cách mạng ở nước ngoài và trong phong trào cách mạng trong nước, Phùng Chí Kiên dù ở vị trí, nhiệm vụ nào cũng luôn thể hiện tốt vai trò của người chiến sĩ cách mạng. Ông đã kiên cường chiến đấu và anh dũng hy sinh vào ngày 22-8-1941, khi mới tròn 40 tuổi.

Tên tuổi của đồng chí Phùng Chí Kiên và những cống hiến to lớn của đồng chí đối với Đảng ta trong những năm chông gai nhất của cách mạng Việt Nam là tấm gương lớn để thế hệ trẻ hướng về, soi mình vào và noi gương học tập. Một trong những giá trị to lớn để lại từ quá trình hoạt động cách mạng của ông cho thế hệ mai sau trước hết là tấm gương sáng về lòng yêu nước, thương dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân, giữ vững ý chí chiến đấu đến cùng.

Thời gian đồng chí Phùng Chí Kiên hoạt động ở Trung Quốc và Liên Xô là lúc phong trào cách mạng Việt Nam đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức to lớn. Giai đoạn này Đồng chí hoạt động trên nhiều phương diện khác nhau từ học tập, nghiên cứu lý luận, khảo sát đến hoạt động thực tiễn, nhất là công tác chuẩn bị những nội dung cho Đại hội Đảng lần thứ I- đại hội đánh dấu sự phục hồi của phong trào cách mạng. Đồng chí Phùng Chí Kiên cùng với đồng chí Hà Huy Tập đa tham gia nhiệm vụ tổ chức tốt Đại hội Đảng từng bước khôi phục tổ chức của Đảng, đưa phong trào cách mạng nước ta bước sang giai đoạn mới.

Đồng chí Phùng Chí Kiên với nhiều trọng trách khác nhau trong thời kỳ hoạt động bên cạnh Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc như huấn luyện, đào tạo cán bộ, chuẩn bị cho Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng, bảo vệ, xây dựng căn cứ địa cách mạng ở Bắc Sơn - Võ Nhai... góp phần quan trọng vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Với bản lĩnh kiên trung, vững vàng đồng chí đã giữ vững khí tiết cách mạng, nguyện hy sinh đến hơi thở cuối cùng để bảo toàn lực lượng cho cuộc chiến đấu lâu dài mà Đảng và dân tộc sẽ phải trải qua.

Phùng Chí Kiên còn là tấm gương về người chiến sĩ cộng sản luôn nêu caotinh thần trách nhiệm trước Đảng và Nhân dân, giữ vững ý thức tổ chức kỷ luật và ý chí chiến đấu, nghiêm chỉnh chấp hành chỉ thị của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, nghị quyết của Đảng. Ông luôn chấp hành sự phân công của Đảng. Sau Hội nghị Trung ương lần thứ sáu vào tháng 7/1936 dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Lê Hồng Phong, đồng chí Phùng Chí Kiên cùng một số đồng chí khác trong Ban Chấp hành Trung ương được cử về nước hoạt động và được phân công phụ trách công tác quân sự.

Những năm tháng hoạt động cách mạng, Đồng chí Phùng Chí Kiên luôn chấp hành nghiêm túc sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên và tổ chức, trên mọi công việc được phân công, Đồng chí luôn nỗ lực hoàn thành với chất lượng và hiệu quả cao. Đồng chí luôn nhận thức đúng đắn và rõ ràng bất cứ việc gì có lợi cho dân, cho nước, cho Đảng thì sẵn sàng nhận và hoàn thành với chất lượng tốt nhất.

Phùng Chí Kiên - người chiến sĩ cộng sản gương mẫu trong công tác, giản dị trong lối sống, gần gũi, hòa mình với đồng bào, đồng chí. Phùng Chí Kiên đã có một lối sống hòa đồng, gần gũi, chan hòa với bạn bè. Trong quá trình hoạt động cách mạng, nhân cách của Đồng chí được khắc họa rõ nét; đặc biệt những tố chất về chính trị và quân sự của Đồng chí đều được thể hiện qua phong cách, phương pháp cụ thể. Đó là: tác phong làm việc khoa học, sâu sắc, luôn xuất phát từ thực tiễn, bám sát phong trào quần chúng; thái độ làm việc nhiệt tình, năng nổ, không ngại khó khăn, gian khổ, việc nào cũng làm hết lòng hết sức.

Đồng chí Phùng Chí Kiên là người mà lời nói luôn đi đôi với việc làm, luôn nêu cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự cách mạng, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

Ths. Phan Thị An Phú

Trường Chính trị Trần Phú

WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.