Putin giành thắng lợi ở Syria, Nga đối mặt với kẻ thù đáng gờm

Tổng thống Nga Vladimir Putin rõ ràng đang là người quyết định kết cục của cuộc nội chiến Syria, nhưng điều này cũng khiến cho Moscow đối mặt với một kẻ thù mới đáng gờm hơn.
Putin giành thắng lợi ở Syria, Nga đối mặt với kẻ thù đáng gờm

Nhà bình luận chính trị người Anh Owen Matthews nhận định trên tờ Newsweek rằng, các cuộc không kích của Nga và đồng minh vào thành phố Aleppo mới đây đã gửi đi một thông điệp rõ ràng: Putin hiện đang là người quyết định đoạn kết của cuộc chiến ở Syria.

Mỹ, Anh và thế giới có thể không hài lòng với tham vọng của Putin ở Trung Đông hay cách thức ông đạt được điều đó.

Nhưng ý tưởng giải quyết vấn đề bằng cách hậu thuẫn cho "phe đối lập ôn hòa" ở Syria của phương Tây rõ ràng chỉ là ảo tưởng - điều đó đã nhường lại vị thế cho ông Putin và Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

Putin giành thắng lợi ở Syria, Nga đối mặt với kẻ thù đáng gờm ảnh 1

Triển vọng hòa bình ở Syria phụ thuộc vào Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.

Cả Tổng thống Putin và người đồng cấp Mỹ đều tìm cách can thiệp quân sự vào cuộc xung đột ở Syria, song chỉ có Nga thành công.

Hơn 4.000 cuộc không kích mà Mỹ tiến hành nhằm hỗ trợ cho phe đối lập ôn hòa ở Syria và làm suy yếu IS đều không gây được nhiều ảnh hưởng về mặt chiến lược, còn chiến dịch của Nga thì rất dứt khoát và chính xác.

Hành động của Nga đã làm thay đổi cục diện cuộc chiến theo hướng có lợi cho Assad, làm hồi sinh các lực lượng vốn đã rất rệu rã của quân đội Syria.

Song song với việc can thiệp bằng quân sự, Tổng thống Nga Putin vẫn tìm cách hòa giải các phe phái trong cuộc chiến ở Syria.

Trong khi Lầu Năm Góc đã tiêu tốn hàng triệu USD để huấn luyện đội quân ôn hòa mà trên thực tế là không tồn tại, thì tình báo quân sự Nga lại chọn cách làm việc với các đối tác Syria nhằm xác định các nhóm nổi dậy sẵn sàng bắt tay với Assad.

Theo một nguồn tin ngoại giao đáng tin cậy ở Nga, Kremlin đã lên danh sách 38 nhân vật đối lập có khả năng thành đồng minh và tích cực lôi kéo họ từ tháng 10 năm ngoái.

Cuối năm qua, một số thủ lĩnh nổi dậy đã tới Moscow bàn về các điều khoản hợp tác. Trên thực tế, một số thành công nhất định đã đạt được.

Những người bạn tốt mà Nga mới có được ở Syria là người Kurd.

Hồi đầu tháng qua, Chính quyền Dân chủ Tự quản Rojava đã đơn phương tuyên bố lập chính phủ mới trong khu vực cho người Kurd kiểm soát ở bắc Syria, chọn Moscow là nơi mở văn phòng đại diện đầu tiên của mình ở nước ngoài.

200 cố vấn quân sự Nga cũng đã được triển khai tới thị trấn Qamishli do người Kurd kiểm soát gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ nhằm đảm bảo an ninh cho một sân bay quân sự mà Nga đang sử dụng.

Nhờ vậy, Nga đã có một thành trì để từ đó tấn công IS ở phía đông bắc Syria và bảo vệ người Kurd khỏi các cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ.

Nó không chỉ làm xáo trộn chính sách của Mỹ ở Syria - bởi trong mắt Mỹ, người Kurd luôn là các đồng minh thân cận trong suốt nhiều năm, mà còn đặt Moscow vào thế đối đầu trực tiếp với Thổ Nhĩ Kỳ.

Chính vì sự trỗi dậy của người Kurd đã khiến Thổ Nhĩ Kỳ "nóng mặt". Hồi tuần trước, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ - lực lượng lớn thứ hai trong khối NATO, đã khai hỏa nhằm vào các vị trí của YPG theo lệnh của Tổng thống Erdogan, với lý do là tự vệ. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cũng nhắc tới việc có thể thiết lập một vùng đệm ở Syria cho quân đội của mình nếu cần.

Thổ Nhĩ Kỳ được cho là đã chuyển vũ khí cho các nhóm nổi dậy bên trong lãnh thổ Syria thông qua các cửa khẩu ở khu vực biên giới Bab al-Salam. Người Nga cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ rồi sẽ còn đi xa hơn nữa.

Tình hình cũng thêm phức tạp khi Saudi Arabia đưa máy bay chiến đấu sang Thổ Nhĩ Kỳ nhằm tiến hành không kích ở Syria.

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ và Ả Rập đều thống nhất rằng, lực lượng đặc nhiệm Ả Rập sẽ tham gia các chiến dịch trong tương lai nhằm giải phóng Raqqa khỏi tay IS.

"Một cuộc can thiệp toàn diện của Thổ Nhĩ Kỳ là hoàn toàn không thể tránh khỏi", ông Fyodor Lukyanov - chủ tịch Ủy ban Chính sách Quốc phòng và Đối Ngoại Nga phát biểu với hãng tin Bloomberg. "Nó sẽ dẫn tới một cuộc xung đột hoàn toàn khác - lực lượng chiến đấu của đối thủ sẽ lớn hơn rất nhiều và nguy cơ xảy ra đối đầu trực tiếp Nga - Thổ Nhĩ Kỳ.

Nhiều khả năng một cuộc đụng độ khác sẽ leo thang nhanh chóng, khi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bị không kích ở Syria. Trong trường hợp đó, Thổ Nhĩ Kỳ có khả năng sẽ viện tới Điều 5 trong Hiệp ước thành lập NATO - "một cuộc tấn công vũ trang nhằm vào một thành viên sẽ được coi là nhằm vào tất cả liên minh".

Như vậy chiến tranh NATO - Nga là điều hoàn toàn có thể xảy ra, theo ông Matthews.

Có thể nói, ông Putin đang thực hiện một chiến lược mạo hiệm ở Syria và sẽ còn tiếp tục mạo hiểm hơn nữa.

Tuy nhiên trong cuộc chiến ở Syria, Tổng thống Nga phải đối mặt với một nhà lãnh đạo nóng nảy và vô tình Erdogan, cùng một Saudi Arabia ngày càng hiếu chiến.

"Triển vọng hòa bình ở Syria giờ đây đang phụ thuộc vào sự khôn ngoan, kiềm chế, thiện chí của ông Putin và Erdogan, song đó là viễn cảnh khiến cho người ta phải lo ngại”, nhà bình luận Matthews kết luận.

Đăng Nguyễn

Giải mã xã hội siêu cạnh tranh của Hàn Quốc
Giải mã xã hội siêu cạnh tranh của Hàn Quốc
(Ngày Nay) - Một cuộc đua cạnh tranh kéo dài từ lúc mới sinh cho đến lúc đi học, đi làm khiến nhiều người Hàn Quốc cảm thấy kiệt quệ và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần của họ.
Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
(Ngày Nay) - Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 2/5 đến 17 giờ ngày 10/5, các thí sinh sẽ chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Trong đó, thí sinh tự do sẽ đăng ký dự thi trực tiếp, không phải trực tuyến như học sinh đang học lớp 12; địa điểm đăng ký dự thi do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken.
Mỹ tìm cách tăng cường viện trợ cho Gaza
(Ngày Nay) - Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đến Jordan để thảo luận về các cách thức thúc đẩy vận chuyển hàng viện trợ đến Dải Gaza và thảo luận về tình hình căng thẳng trong khu vực thời gian qua.
Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm
Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm
(Ngày Nay) - Theo Báo cáo kinh tế-xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm của Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng qua ước đạt 6.28 tỷ USD, tăng 7.4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là vốn FDI thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
(Ngày Nay) - Căng thẳng giữa Nga và phương Tây ở Bắc Cực đã gia tăng đáng kể, khi Moskva chỉ trích những tuyên bố của Washington về Bắc Cực cũng như việc Mỹ gia tăng hoạt động quân sự. Bất đồng đó có thể lên đến đỉnh điểm khi Lầu Năm Góc dự kiến ​​công bố Chiến lược Bắc Cực mới.