Với một chiến tuyến bên trong lãnh thổ Ukraine, việc sáp nhập thành công với Crimea và sự can thiệp mạnh mẽ đang diễn ra tại Syria, sức mạnh quân sự của Nga đang thiết lập uy thế vững chắc của mình trên bản đồ thế giới khi so sánh với phương Tây.
Quân đội Nga bảo vệ một căn cứ quân sự ở Perevalnoye gần Crimea.
Nhưng bất chấp những thành công gần đây mà Điện Kremlin đạt được, quân đội Nga vẫn đang đối mặt với hai vấn đề mang tính chiều sâu mà có thể là điểm yếu lớn nhất của quân sự nước này nếu như phải đối mặt với một lực lượng quân sự thường trực lớn.
Theo quan điểm của tác giả Dave Majumdar trên tạp chí National Interest, quân sự của Nga đang đối mặt vói việc thiếu nhân lực chiều sâu và sự suy giảm về hạ tầng quân sự.
Lực lượng chính quy không chuyên nghiệp
Nghĩa vụ quân sự là nguyên nhân lớn dẫn đến việc thiếu hụt nguồn lực quân đội chính của Nga.
Nga chỉ có một phần là lực lượng quân sự chính quy thường trực. Ngoài các lực lượng tên lửa chiến lược, lực lượng không quân và bộ binh hải quân ra, còn lại lực lượng quân đội vẫn dựa vào số lượng lính tham gia nghĩa vụ.
Những người lính này thực tế không có động lực cống hiến trong quân đội và được đào tạo không chuyên nghiệp.
Chỉ có khoảng một phần tư lực lượng mặt đất của Nga thuộc đội lực lượng phản ứng nhanh là lực lượng chính quy thường trực và được đào tạo theo tiêu chuẩn phương Tây.
Với việc ba phần còn lại của lực lượng Nga vẫn phải dựa vào các đối tượng nhập ngũ. Sự mong manh của quân đội Nga hiển nhiên là vấn đề đáng lo ngại đối với những cuộc chinh phạt ra nước ngoài của nước này trong những năm gần đây..
Tệ hại hơn, trong những đơn nhập ngũ của Nga gồm rất nhiều những kẻ nghiện rượu và vô gia cư. Việc nhập ngũ với họ chỉ là muốn nhận được một mức trợ cấp ổn định cho cuộc sống. Những người này thậm chí còn không biết cách chiến đấu thực sự.
Quân đội Nga diễu binh trên Quảng Trường Đỏ.
Một cựu chỉ huy Chechnya tham chiến ở Ukraine đã nói rằng trong khi những đội quân tinh nhuệ đặc biệt của Nga có hiệu quả rất đáng gờm thì lực lượng quân đội thường trực phần lớn không được đào tạo và không chuyên nghiệp.
Chu kỳ nghĩa vụ quân sự của Nga có thể giúp cho nước này dễ dàng xây dựng một đội quân ấn tượng về số lượng, nhưng lại khó có thể xây dựng để trở thành một lực lượng thường trực chiến đấu hiệu quả.
Lính nghĩa vụ chỉ phục vụ quân ngũ trong vòng một năm sau đó được phép trở về cuộc sống đời thường. Điều này gây ra sự khó khăn cho điện Kremlin trong việc duy trì một lực lượng thường trực được đào tạo tốt khi những quân lính này liên tục bị xoay vòng.
Trong những cải cách gần đây Nga đang nỗ lực để thay đổi quân sự của Nga đi từ một lực lượng nghĩa vụ quân sự bình thường thành một lực lượng lính theo hợp đồng. Mặc dù vậy quá trình chuyển đổi này sẽ còn phải chờ đợi trong tương lai.
Hạ tầng vũ khí còn lỗi thời
Vấn đề lớn thứ hai mà quân đội Nga phải đối mặt đó là thực trạng hạ tầng quân sự xuống cấp và quá trình tăng cường các trang thiết bị vũ khí chiến đấu gặp nhiều khó khăn.
Sau sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết, Nga cũng mất đi một phần các cơ sở công nghiệp và khoa học công nghệ của mình. Điều đo đã gây nên một vài vấn đề làm suy yếu ngành công nghiệp quốc phòng của quốc gia này.
Tàu sân bay của Nga từ thời Liên Xô.
Trong suốt những năm 90, Nga đã rớt lại phía sau các nước khác trong nhiều lĩnh vực công nghệ rất quan trọng.
Người Nga trước đó đã từng rất giỏi các công nghệ cốt lõi để xây dựng các loại vũ khí có tính chính xác cao như các ụ xác định mục tiêu và radar điện tử quét mục tiêu tự động.
Đóng tàu là một lĩnh vực mà Nga cũng đã bắt đầu tụt hậu. Nga không còn khả năng xây dựng các loại tàu sân bay hiện đạị cũng như các kỹ thuật thiết kế và triển khai đóng các loại tàu đặc chủng đã lỗi thời.
Binh lính Nga vẫn phải đang tiếp tục sử dụng những hạ tầng quân sự của Liên Xô xây dựng trước đó bởi việc sắm sửa vũ khí mới và bổ sung ngân sách quốc phòng là điều khó khăn trước thực trạng nền kinh tế đang suy giảm.
Những khó khăn này sẽ dẫn đến việc điện Kremlin tiếp tục trì hoãn hoặc giảm quy mô một vài dự án quốc phòng lớn.
Máy bay Tu-160 của Nga.
Do sự phát triển của kĩ thuật sản xuất máy bay đang bị tụt hậu nên máy bay ném bom thế hệ thứ năm mới là PAK DA sẽ chỉ có thể phục vụ vào năm 2023 khi đạt tới độ hoàn thiện tốt nhất. Điều này trái với dự tính ban đầu.
Thay vào đó Nga sẽ tập trung vào sản xuất một phiên bản cải tiến của máy bay ném bom hạt nhân siêu thanh Tu-160 từ thời Liên Xô .
Điện Kremlin cũng đang gặp vấn đề về tài chính nặng nề với thế hệ thứ ba của xe tăng Armata. Học giả Dmitry Gorenburg của Đại học Harvard ước tính rằng Nga sẽ chỉ có thể sử dụng ở chiến trường tối đa là 330 xe tăng Armata vào năm 2020, một phần nhỏ của dự định ban đầu là 2300 xe tăng.
Trước hai vấn đề lớn là nhân lực và hạ tầng trang thiết bị, có thể thấy rằng Điện Kremlin có thể đi xa trong những cuộc xung đột nhỏ nhưng sẽ gặp nhiều khó khăn nếu như rơi vào những cuộc chiến lâu dài với một lực lượng quân đội lớn.
Mạnh Kiên