Quảng Bình: Dân kêu trời vì tăng giá phí đường bộ tại trạm Quán Hàu

Việc tăng giá phí đường bộ tại trạm thu phí Quán Hàu đã gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ của người dân địa phương cũng như các chủ phương tiện...
Quảng Bình: Dân kêu trời vì tăng giá phí đường bộ tại trạm Quán Hàu

Khổ sở vì “chạy theo” phí đường bộ

Trạm thu phí Quán Hàu thuộc Công ty TNHH MTV BOT Trường Thịnh, đóng trên Quốc lộ 1A, xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) được thành lập với mục đích để thu phí cho cầu Quán Hàu.

Đến tháng 9/2010, Bộ GTVT quyết định dừng thu phí cầu Quán Hàu. Ngay sau đó, trạm thu phí này lại được chuyển sang mục đích thu phí cho tuyến Quốc lộ 1 tránh TP.Đồng Hới.

Và đến nay, khi tuyến đường Quốc lộ 1A tránh lũ đoạn qua 2 huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy được đưa vào sử dụng theo hình thức BOT. Nhà đầu tư được Bộ GTVT cho phép sử dụng trạm thu phí Quán Hàu làm nơi thu phí cho cả tuyến đường mới này.

Quảng Bình: Dân kêu trời vì tăng giá phí đường bộ tại trạm Quán Hàu ảnh 1

Trạm thu phí Quán Hàu.

Một vấn đề được đặt ra khi nhiều người dân sống gần khu vực trạm thu phí cho rằng, họ phải “gánh” thêm phí qua trạm Quán Hàu mặc dù không đi trên hai tuyến đường tránh nói trên.

Để hiểu rõ hơn, ngày 5/1, PV báo Người Đưa Tin đã tiếp xúc với người dân sinh sống tại huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) để ghi nhận tình hình.

Anh P.T.T (SN 1984), trú xã Võ Ninh bức xúc cho biết: "Cách đây 3 ngày, tôi có chở hàng qua nhưng giá vé vẫn bình thường. Đến sáng ngày 4/1, thì thấy giá vé tăng từ 20 nghìn lên 35 nghìn. Mặc dù nhà tôi chỉ cách trạm thu phí khoảng 1km nhưng vẫn phải chịu một mức phí cao như vậy”.

Anh T. còn chia sẻ thêm: “Có ngày, tôi phải chạy sang Quán Hàu từ 3 đến 4 lần, tính sơ sơ cả hai lượt (lượt đi, lượt về) theo giá mới cũng mất khoảng 210 nghìn đến 280 nghìn”.

Cùng chung quan điểm, anh N.V.N (trú xã Võ Ninh), một cán bộ công chức làm việc tại trung tâm TP.Đồng Hới chia sẻ: “Để đến cơ quan làm việc, mỗi tháng tôi phải bỏ ra 1.050 nghìn đồng để mua phí đường bộ. Bất hợp lý hơn nữa khi chúng tôi đóng tiền triệu cho trạm thu phí đường tránh nhưng lại không hề đi qua đó”.

Quảng Bình: Dân kêu trời vì tăng giá phí đường bộ tại trạm Quán Hàu ảnh 2

Việc tăng giá phí đã gặp phải sự phản đối của người dân, chủ doanh nghiệp.

Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến chủ các phương tiện, các doanh nghiệp, mà ngay cả những người dân không có xe “4 bánh” vẫn phải “cõng” trên mình loại phí này.

“Đi một lượt từ thị trấn Quán Hàu sang Võ Ninh chỉ mất khoảng 50 nghìn tiền taxi, nhưng lại chịu tiền phí đường bộ tới 35 nghìn (trước đây là 20 nghìn). Chính vì vậy mà “cực chẳng đã” chúng tôi mới dám thuê taxi”, một người dân bùi ngùi cho biết.

Trước tình hình trên, đa số người dân sinh sống gần khu vực này đều có nguyện vọng được “đặc cách” xem xét để giảm phí đường bộ cho họ.

Trạm thu phí nằm trên đường tránh

Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, ông Bùi Ngọc Đảm, Phó Giám đốc Công ty TNHH BOT đường tránh TP. Đồng Hới cho biết: “Việc tăng giá phí thực hiện theo lộ trình 23 trạm thu phí được Bộ Tài Chính đồng ý cho tăng. Địa điểm trạm thu phí cũng nằm trong tuyến đường tránh”.

Về việc người dân ở gần khu vực trạm thu phí có “nguyện vọng” được giảm phí đường bộ, ông Đảm cho biết: “Về vấn đề này, chúng tôi không thể quyết định được mà phải được sự đồng ý của Bộ Tài Chính và Bộ Giao thông Vận tải. Vì công ty chỉ thực hiện việc hoàn vốn của dự án, Bộ Tài chính ra thông tư thế nào thì làm theo thế ấy”.

Ông Lê Quốc Cường, Phó Giám đốc Sở GTVT tỉnh Quảng Bình cho biết: “Việc chủ đầu tư tăng thu phí được hiện theo văn bản của Bộ Tài Chính và bộ Giao thông Vận tải, tất cả đều đã có tính pháp lý.

“Sở GTVT cũng rất trăn trở trước vấn đề làm thế nào để đảm bảo quyền lợi cho người dân, vừa đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư, khỏi thất thoát ngân sách nhà nước”, ông Cường chia sẻ thêm.

Trước đó, vào sáng ngày 4/1, hàng chục tài xế, doanh nghiệp đã đưa xe ô tô đến trạm thu phí Quán Hàu thuộc Công ty TNHH MTV BOT Trường Thịnh, đóng trên Quốc lộ 1A, xã Võ Ninh (huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) để tập trung phản đối việc tăng giá phí đường bộ lên gần gấp đôi. Việc xe vào đậu, đỗ tại các làn thu phí gây ách tắc giao thông cục bộ về phía Nam. Ngay sau khi xảy ra vụ việc, lực lượng Công an huyện Quảng Ninh và lãnh đạo Công ty TNHH BOT đường tránh TP Đồng Hới đã có mặt để vận động, giải thích nhằm tránh gây ách tắc giao thông.

P.V

Số trẻ em tại Nhật Bản tiếp tục giảm trong năm thứ 43 liên tiếp
Số trẻ em tại Nhật Bản tiếp tục giảm trong năm thứ 43 liên tiếp
(Ngày Nay) - Theo số liệu do Chính phủ Nhật Bản công bố ngày 4/5, số trẻ em tại nước này tiếp tục giảm trong năm thứ 43 liên tiếp và tiếp tục ở mức thấp kỷ lục, trong bối cảnh Chính phủ của Thủ tướng Fumio Kishida đang nỗ lực triển khai những biện pháp chưa từng có để giải quyết vấn đề này.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân trả lời câu hỏi về tiến độ ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024. Ảnh: VGP
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường thông tin tiến độ mới nhất về Luật Đất đai 2024
(Ngày Nay) - Trả lời báo giới về tiến độ để chuẩn bị cho Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Minh Ngân cho biết: “Riêng với Bộ TN&MT, đến thời điểm được giao dự thảo 6 Nghị định và 4 Thông tư, chúng tôi đã hoàn thành các dự thảo. Bộ Tư pháp đã thẩm định, dự kiến trước ngày 10/5, Bộ TN&MT sẽ trình Chính phủ các Nghị định hướng dẫn thi hành”.
Israel ra điều kiện tham gia đàm phán tại Cairo
Israel ra điều kiện tham gia đàm phán tại Cairo
(Ngày Nay) - Ngày 4/5, một quan chức hàng đầu của Israel cho biết Israel sẽ cử một phái đoàn đến Cairo (Ai Cập) để đàm phán về lệnh ngừng bắn ở Gaza chỉ khi nước này nhận thấy “diễn biến tích cực” về khuôn khổ thỏa thuận trao đổi con tin.
Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng: Tổ chức thành 2 tiểu vùng phía Bắc và phía Nam sông Hồng
Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng: Tổ chức thành 2 tiểu vùng phía Bắc và phía Nam sông Hồng
(Ngày Nay) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 2 tiểu vùng: Phía Bắc sông Hồng và phía Nam sông Hồng.