Quảng Nam: Hiểm hoạ khôn lường từ đoàn xe chở cát "hoành hành" quốc lộ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sau thời gian dài bị đình chỉ, mỏ cát Đại Sơn (xã Đại Sơn, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) đã được cho khai thác trở lại, nhưng dường như chủ mỏ vẫn "ngựa quen đường cũ", gây nhiều hiểm hoạ khôn lường cho người dân và môi trường xung quanh.
Hàng ngày, từ khoảng 5 giờ sáng, hàng đoàn xe tải howo trọng tải lớn nối đuôi nhau chạy rầm rầm ra - vào liên tục tại khu vực mỏ cát Đại Sơn, nước bẩn cùng với cát theo xe rơi vãi đầy đường gây ô nhiễm môi trường, nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
Hàng ngày, từ khoảng 5 giờ sáng, hàng đoàn xe tải howo trọng tải lớn nối đuôi nhau chạy rầm rầm ra - vào liên tục tại khu vực mỏ cát Đại Sơn, nước bẩn cùng với cát theo xe rơi vãi đầy đường gây ô nhiễm môi trường, nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Liên tiếp trong nhiều ngày đầu tháng 8/2024, PV có mặt tại QL14B, khu vực thuộc địa bàn huyện Đại Lộc (tỉnh Quảng Nam), nơi trọng tâm của hoạt động khai thác cát, sỏi làm vật liệu xây dựng.

Cụ thể, tại khu vực mỏ cát Đại Sơn (xã Đại Sơn, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) do Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Pha Lê (Công ty Pha Lê) làm chủ, phát hiện nhiều dấu hiệu vi phạm quyết định (giấy phép) khai thác cát, sỏi mà tỉnh Quảng Nam đã ban hành.

Quá trình ghi nhận thực tế, hằng ngày từ 5 giờ sáng, hàng chục xe tải howo trọng tải lớn nối đuôi nhau chạy rầm rầm ra - vào liên tục tại khu vực mỏ cát Đại Sơn "ăn hàng" rồi rời mỏ; nước bẩn cùng với cát theo xe rơi vãi đầy đường gây ô nhiễm môi trường, nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Liên tục bị “giày xéo”, mặt đường QL14B hiện đã có dấu hiệu bị xuống cấp, nứt lún nghiêm trọng.

Đáng chú ý, ghi nhận bên trong khu vực điểm tập kết cát, sỏi… có tới 11 máy gầu múc, quăng cát từ tàu lên bến bãi rồi múc lên hàng xe howo đang xếp hàng dài. Bên dưới dòng sông Vu Gia, 5-6 chiếc máy nổ hoạt động hết công suất, tiếng máy nổ hút cát vang vọng kéo dài theo dòng Vu Gia đỏ ngầu. Đứng trên bờ quanh khu vực các tàu hút cát đang hoạt động, có thể cảm nhận rất rõ tác động từ tiếng ồn “đinh tai nhức óc” phát ra từ các hoạt động khai thác cát dưới dòng sông.

Quảng Nam: Hiểm hoạ khôn lường từ đoàn xe chở cát "hoành hành" quốc lộ ảnh 1
Hoạt động hút cát từ dưới lòng sông Vu Gia được Công ty Pha Lê thực hiện rầm rộ, phát ra tiếng ồn "đinh tai nhức óc".

Qua khảo sát cho thấy, cứ khoảng chừng 10 phút, sẽ lại có một chiếc tàu bên trên chở đầy phè hàng chục mét khối cát nhanh chóng cập bến, nhường chỗ cho những con tàu khác vào nhận cát.

Trên bờ, tại khu vực bãi xe tải, xe cộ ra - vào liên tục, xếp hàng dài lũ lượt chờ tới lượt chở cát nhiều đến nỗi không thể đếm xuể.

Theo phản ánh của người dân, kể từ khi mỏ cát Đại Sơn được phép hoạt động trở lại, cuộc sống của nhiều hộ dân sinh sống tại khu vực xung quanh mỏ cát đã bị ảnh hưởng rất lớn.

Một người dân địa phương cho biết, hình ảnh những con đường bụi mù với hàng dài xe howo có tải trọng lớn nhộn nhịp nối đuôi nhau ra – vào chở cát từ mỏ cát Đại Sơn dường như đã trở thành thứ “đặc sản” xấu xí mà hàng ngày người dân phải chứng kiến và gánh chịu.

“Cứ mỗi lần xe từ mỏ cát di chuyển trên đường là bụi bay mù mịt, bụi nhiều đến nỗi người dân khi tham gia giao thông nếu đi đằng sau xe tải chở cát là gần như không thể nhìn thấy đường, điều này rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông. Đường xá tại đây hiện đã rất xuống cấp, xuất hiện nhiều đoạn đường mấp mô, khiến việc di chuyển trở nên rất khó khăn”, người này bức xúc.

Quảng Nam: Hiểm hoạ khôn lường từ đoàn xe chở cát "hoành hành" quốc lộ ảnh 2
Cận cảnh khu khu vực điểm tập kết cát, sỏi… bên trong mỏ cát Đại Sơn.

Cũng theo người dân, các hoạt động khai thác cát tại mỏ cát Đại Sơn không chỉ gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí mà còn gây ô nhiễm tiếng ồn… khiến cuộc sống người dân nơi đây bị ảnh hưởng rất lớn. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì mà mỏ cát này vẫn ngang nhiên hoạt động, bất chấp những hệ luỵ xấu mà nó mang lại cho người dân.

Được biết, theo Giấy phép số 831 của UBND tỉnh Quảng Nam cấp cho Cty Pha Lê, công ty này được khai thác khoáng sản cát, sỏi làm vật liệu xây dựng thông thường tại thôn Hội Khách, xã Đại Sơn, huyện Đại Lộc. "Diện tích khu vực được phép khai thác cát, sỏi làm vật liệu xây dựng thông thường và thuê đất là 05ha", nội dung Giấy phép số 831 nêu rõ.

Quảng Nam: Hiểm hoạ khôn lường từ đoàn xe chở cát "hoành hành" quốc lộ ảnh 3

Các hoạt động khai thác cát tại mỏ cát Đại Sơn không chỉ gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí mà còn gây ô nhiễm tiếng ồn... khiến cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Mỏ cát, sỏi Đại Sơn có trữ lượng khai thác là 219.450 mét khối, trong đó cát là 194.713 mét khối. Công suất mỗi năm mà Pha Lê được khai thác tại mỏ là 23.000 mét khối. Thời gian khai thác khoáng sản của mỏ là 9 năm 8 tháng 15 ngày kể từ ngày 19/3/2019.

Như vậy, trung bình mỗi ngày Công ty Pha Lê được khai thác khoảng 60 mét khối. Tuy nhiên, trên thực tế, ghi nhận tình hình khai thác và vận chuyển khoáng sản cát tại mỏ cho thấy, từ mờ sáng (dù quy định theo giấy phép là từ 06 giờ sáng), hàng chục xe đã nườm nượp ra vào chở cát.

Cũng từ đây, dấu hỏi lớn về việc không hiểu Công ty Pha Lê sử dụng công nghệ, máy móc gì mà có thể khai thác với khối lượng khoáng sản cát lớn như vậy? Tình trạng đáng lo ngại này liệu có gây thất thu đối với ngành thuế địa phương?

Năm 2023, Đoàn kiểm tra huyện Đại Lộc đã tiến hành cuộc kiểm tra tại mỏ cát Đại Sơn của Công ty Pha Lê. Thời điểm kiểm tra, tại khu vực mỏ đang ngừng hoạt động (tạm ngừng hoạt động từ ngày 8/7/2023 theo Thông báo số 06/TB-PLQN ngày 7/7/2023 của Công ty TNHH Thương mại Pha Lê Quảng Nam).

Tuy nhiên, tại hiện trường có 24 tàu chở cát, sỏi tập kết tại khu vực mỏ và bến thuỷ, các tàu neo đậu phía trên và phía dưới gần khu vực bến thuỷ nội địa, không hút, không chứa cát, sỏi và không hoạt động. Trong khi đó, theo quy định thì mỏ cát này chỉ được sử dụng 1 tàu chở cát. Có 9 máy hút gắn trên phao nổi – theo quy định thì chỉ sử dụng 1 máy hút. Có 13 máy múc, gàu cộp từ 0,7 – 0,9m3 – theo quy định thì chỉ sử dụng 1 máy múc.

Đặc biệt, ngoài việc mở vỉa, moong khai thác trong khu vực mỏ, Công ty Pha Lê có khai thác cát, sỏi một số diện tích ngoài các điểm mốc giới được cấp phép về phía bờ Nam của khu vực mỏ.

Ngoài ra, việc lắp đặt trạm cân, camera giám sát trạm cân của Công ty Pha Lê cũng thực hiện chưa đảm bảo theo quy định tại Công văn số 3305/UBND-KTN ngày 30/5/2023 của UBND tỉnh Quảng Nam và Công văn số 1681/UBND-TNMT ngày 27/4/2022 của UBND huyện Đại Lộc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.