Quốc hội tăng thời gian chất vấn trực tiếp tại hội trường

(Ngày Nay) - Dự kiến, tại kỳ họp thứ 3 tới, Quốc hội tăng thời gian chất vấn trực tiếp thành 3 ngày đồng thời không họp vào ngày thứ 7 để đại biểu có thời gian nghiên cứu tài liệu.
Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày báo cáo chường trình kỳ họp thứ 3. Ảnh: Quochoi.vn
Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày báo cáo chường trình kỳ họp thứ 3. Ảnh: Quochoi.vn

Báo cáo một số vấn đề về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV chiều 17/4, Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết dự kiến tổng thời gian làm việc của Quốc hội tại kỳ họp là 21,5 ngày (từ ngày 22/5 đến ngày 20/6).

Trong đó, kỳ họp Quốc hội lần này không bố trí làm việc ngày thứ 7 để đại biểu Quốc hội (ĐBQH) có thời gian nghiên cứu tài liệu. Về dự kiến chương trình kỳ họp, ông Phúc cho hay dự kiến sẽ xem xét, thông qua 13 dự án luật, 3 dự thảo Nghị quyết; cho ý kiến về 4 dự án luật.

Cụ thể, 4 dự án luật sẽ được rút ra khỏi dự kiến chương trình, gồm Luật về hội, Luật bảo vệ bí mật nhà nước; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động, Luật biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện để tiếp tục hoàn thiện.

Văn phòng Quốc hội cũng tiếp thu ý kiến đề nghị của ĐBQH tại kỳ họp thứ 2 về việc tăng thời gian làm việc tại hội trường, nhất là dự án luật quan trọng có phạm vi điều chỉnh rộng, nội dung khó, phức tạp, được nhiều đại biểu quan tâm. Nội dung chất vấn và trả lời chất vấn sẽ được bố trí 3 ngày (tăng 0,5 ngày so với kỳ họp thứ 2).

Ngoài ra, Chính phủ đề nghị bổ sung 3 nội dung trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp, gồm Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng, dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu, dự thảo Nghị quyết về điều chỉnh mức đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đồng tình với kế hoạch không làm việc vào thứ 7, chủ nhật vì thời gian ấy để ĐBQH nghiên cứu, cho các uỷ ban làm việc, nếu cập rập lại đem lại hiệu quả không cao.

Với đề nghị bổ sung Nghị quyết về xử lý nợ xấu và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng vào chương trình, ông Hiển cho rằng điều quan trọng nhất là phải đảm bảo về chất lượng và thời gian trình ra Quốc hội.

“Nghị quyết về nợ xấu rất quan trọng, yêu cầu cao không kém dự án Luật nên quy trình phải hết sức chặt chẽ. Quy trình có thể rút gọn, nhưng phải qua 2 vòng tiếp thu, chỉnh lý và xin ý kiến. Về Luật tổ chức tín dụng dứt khoát phải trong 2 kỳ chứ không làm trong một kỳ được”, Phó chủ tịch Quốc hội nói.

Ông Phùng Quốc Hiển băn khoăn về nội dung kỳ họp thiếu nội dung quan trọng là cho ý kiến và thông qua các công trình trọng điểm quốc gia như đường cao tốc Bắc - Nam, dự án chống ngập ở TP.HCM và dự án nâng cấp đường sắt Bắc Nam.

“Quốc hội yêu cầu bố trí 80.000 tỷ trái phiếu Chính phủ cho các dự án này rồi nhưng nay nội dung kỳ họp không thấy nói đến. Tôi đề nghị báo cáo thêm chỗ này, nếu dừng lại thì mất thêm thời gian 6 tháng. Trong khi đó, vốn không giải ngân được sẽ lãng phí”, ông Hiển đề nghị.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí với báo cáo do Tổng thư ký Quốc hội trình bày và thống nhất quan điểm không làm việc ngày thứ 7 tại kỳ họp thứ 3.

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho rằng cần xem xét Nghị quyết về xử lý nợ xấu và nếu như vậy thì Chính phủ phải trình để cho ý kiến tại phiên họp tháng 4 này, nếu đợi đến phiên họp tháng 5 thì không kịp.

“Tất cả nội dung đưa ra kỳ họp thứ 3 tới đây thì phiên họp tháng 4 này Ủy ban Thường vụ Quốc hội phải cho ý kiến trước. Sau đó, phiên họp tháng 5 sẽ xem xét lại một lần nữa, nếu đủ điều kiện mới trình ra Quốc hội”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Về công trình trọng điểm quốc gia, bà Ngân cũng băn khoăn vì đã bố trí 80.000 tỷ trái phiếu Chính phủ, nhưng đến nay chưa thấy có gì để báo cáo ra Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội giao Ủy ban kinh tế sẽ thẩm tra dự án cao tốc Bắc - Nam, Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường thẩm tra dự án chống ngập của TP.HCM.

Theo Zing
Ảnh minh họa
Xây dựng Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch biển đảo tầm cỡ quốc tế
(Ngày Nay) -  Ngày 27/4, Văn phòng Chính phủ phát đi Thông báo số 189/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tổng kết Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 5/10/2004 về Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Tuyến phố đi bộ Bãi Cháy thu hút đông đảo người dân và du khách trong ngày đầu khai trương. Ảnh: Đức Hiếu - TTXVN
Quảng Ninh đưa thêm một tuyến phố đi bộ vào hoạt động
(Ngày Nay) -  Tối 27/4, tại khu phố cổ công viên Đại Dương, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) tuyến phố đi bộ kết hợp ẩm thực Bãi Cháy chính thức được khai trương. Tuyến phố này hoạt động từ 19 giờ đến 24 giờ hàng ngày.
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
(Ngày Nay) - Từ ngày 27/4, ngày đầu tiên của dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, khách du lịch sẽ không được mang các sản phẩm nhựa dùng một lần ra các xã đảo của huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), cụ thể gồm 5 xã đảo: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen.
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
(Ngày Nay) - Sáng 27/4, tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang lần thứ 3, năm 2024, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành. Sự kiện đã thu hút hàng nghìn du khách và nhân dân tới tham dự.
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
(Ngày Nay) - Ngày 26/4, hãng hàng không Japan Airlines của Nhật Bản cho biết mới đây hãng đã phải hủy một chuyến bay từ thành phố Dallas (Mỹ) tới Tokyo sau khi tiếp nhận thông tin từ cảnh sát địa phương rằng cơ trưởng của chuyến bay này có hành vi gây rối tại khách sạn do say rượu.