Quốc lộ 'cong mềm mại' để tránh nhà thờ họ Đặng ở Hà Tĩnh

(Ngày Nay) - Nhiều hộ dân ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã lùi nhà mình vào để nhường đất mở rộng quốc lộ 8B, tuy nhiên nhà thờ họ Đặng vẫn nằm nguyên vị trí khiến tuyến đường bị thu hẹp bất thường đoạn qua đây.
 Sau khi tuyến đường mở rộng quốc lộ 8B hoàn thành, khuôn viên nhà thờ có chỗ ''lồi'' ra bên ngoài. Ảnh: Đức Hùng.
Sau khi tuyến đường mở rộng quốc lộ 8B hoàn thành, khuôn viên nhà thờ có chỗ ''lồi'' ra bên ngoài. Ảnh: Đức Hùng.
Nhiều người dân ở Hà Tĩnh phản ánh, quốc lộ 8B qua thị trấn Nghi Xuân có đoạn bị thu hẹp bất thường vì vướng một nhà thờ họ.
Tuyến quốc lộ này được triển khai mở rộng từ năm 2010, nhiều hộ dân hai bên đường phải lùi nhà vào để nhường đất làm đường, nhà thờ họ trên cũng nằm trong diện giải phóng mặt bằng nhưng không lùi vào. Hiện tuyến đường dài khoảng 800 m, rộng 24 m (bao gồm vỉa hè) đã hoàn thành, song đoạn đi qua nhà thờ họ bị co lại.
"Mọi người đi qua đều nhìn thấy quốc lộ cong mềm mại để tránh nhà thờ, hàng rào nhà thờ có đoạn lồi ra quốc lộ khoảng 1,7 m, đoạn lồi ngắn nhất là 1,2 m", một người dân nói và cho biết nhà thờ của dòng họ Đặng là dòng họ lớn ở địa phương, trong đó có ông Đặng Duy Báu (nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh) và ông Đặng Quốc Khánh (Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh).
Ông Nguyễn Xuân Hải (Phó giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản huyện Nghi Xuân) thông tin, đoạn đường mở rộng quốc lộ 8B đi qua nhà thờ họ Đặng có tổng số vốn 16 tỷ đồng, quá trình triển khai, UBND huyện đã mời dòng họ, Sở Văn hóa làm việc nhiều lần song không thể tìm ra sự đồng thuận, nên đơn vị đã tiến hành thi công đường ''tránh'' nhà thờ.
''Nếu xét thực tế thì diện tích đất nhà thờ không còn vì phía sau hẹp. Giải pháp khả dĩ là để nhà thờ tìm được miếng đất khác thay thế, nhưng không đơn giản'', ông Hải nói.
Ông Đặng Duy Thiện (Chủ tịch Hội đồng dòng tộc họ Đặng, em trai ông Đặng Duy Báu) cho rằng, nhà thờ không phải lấn đường mà "đã có từ trước khi tuyến đường này được xây dựng". Theo Chủ tịch Hội đồng dòng tộc họ Đặng, các đinh trong dòng họ dù giữ chức vụ gì cũng không có quyền can thiệp vào việc họ.
''Khi làm đường, dòng họ và đại diện chính quyền địa phương đã họp, song không thể thống nhất chuyện di dời. Trong hội đồng gia tộc có nhiều người dứt khoát không đồng ý, bản thân tôi không thể quyết định. Hơn nữa nhà thờ rất thiêng, khi đưa ra quyết định gì cũng phải e dè'', ông Thiện nói và khẳng định nếu nhà nước có quyết định di dời nhà thờ để làm đẹp hành lang đường thì "quan điểm của chúng tôi là lợi ích của dòng tộc nằm dưới lợi ích quốc gia".
 Quốc lộ 'cong mềm mại' để tránh nhà thờ họ Đặng ở Hà Tĩnh ảnh 1

Khuôn viên đền thờ chỗ lồi ra lòng đường rộng nhất là 1,7 m, ngắn nhất là 1,2 m. Ảnh: Đức Hùng

Ông Nguyễn Cảnh Thụy, Phó giám đốc sở Văn hóa Hà Tĩnh bày tỏ quan điểm, Sở là đơn vị quản lý nhà nước, còn quản lý trực tiếp nhà thờ là dòng họ, chính quyền sở tại. Do vậy, khi tu bổ, tôn tạo di tích thì địa phương, dòng họ phải đề xuất phương án, tuy nhiên đến thời điểm này Sở chưa nhận được bất kỳ đề xuất nào.
''Về cảm quan Sở không biết con đường lồi lõm thế nào, và không thể can thiệp vấn đề đó. Để có hướng xử lý thì trước hết chủ sở hữu di tích và địa phương cần có văn bản, sau đó Sở mới đưa ra ý kiến'', ông Thụy nói.
Nằm trên quốc lộ 8B, khối 3, thị trấn Nghi Xuân, Hà Tĩnh, đền thờ Quan ngự sử thiếu bảo Liêu Quận Công Đặng Sĩ Vinh được UBND Tỉnh Hà Tĩnh xếp hạng di tích văn hóa cấp tỉnh năm 2003.
Theo một số tài liệu, đền thờ được xây từ thế kỷ 17, khuôn viên rộng 283 m2, sau này con cháu họ Đặng ở Hà Tĩnh xem đây là nhà thờ dòng họ, thường xuyên lui tới thắp hương.
Theo Vnexpress
Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
(Ngày Nay) - Thành phố Hải Phòng đã có chủ trương cùng nhiều giải pháp, cơ chế, chính sách đặc thù, bố trí kinh phí, cơ sở, vật chất để bảo đảm điều kiện hoạt động cho đội ngũ trí thức. Hải Phòng xác định, đây là một trong những động lực quan trọng để phát triển đất nước và mỗi địa phương.
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
(Ngày Nay) - Tối 2/5, thông tin từ Bệnh viện Lê Văn Thịnh, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị này đang điều trị, theo dõi tình hình sức khoẻ của 15 học sinh tại 4 trường tiểu học trên địa bàn nhập viện với các triệu chứng ngộ độc thực phẩm.
Ảnh minh họa
Ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
(Ngày Nay) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Theo hướng dẫn, đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện thanh tra, kiểm tra việc ban hành văn bản, công tác chỉ đạo, tổ chức kỳ thi của Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng thi, Điểm thi và công tác tổ chức thanh tra, kiểm tra thi của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Ảnh minh họa
Trẻ em Hàn Quốc dành quá nhiều thời gian cho việc học
(Ngày Nay) -  Theo hãng tin Yonhap, hơn 60% số trẻ em Hàn Quốc dành thời gian cho việc học nhiều hơn mức được khuyến nghị. Đây là kết quả khảo sát do tổ chức phúc lợi trẻ em Childfund Korea tiến hành và công bố ngày 2/5.
Ảnh minh họa
Bắc Bộ và Thanh Hóa cục bộ có mưa to đến rất to
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều tối 2/5 đến ngày 3/5, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.
Ảnh minh họa
Tuyển sinh đầu cấp: TP HCM ưu tiên phân bổ học sinh học ở gần nơi cư trú nhất
(Ngày Nay) -  Nhằm tạo thuận lợi trong công tác tuyển sinh đầu cấp, năm học này Thành phố Hồ Chí Minh sẽ ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (bản đồ GIS) trên toàn địa bàn để phân bổ học sinh vào chỗ học gần nhà nhất. Đặc biệt, việc phân bổ chỗ học cho học sinh chủ yếu dựa vào một tiêu chí là "nơi ở hiện tại" thay vì dựa trên nhiều tiêu chí năm học trước.