Quy chế hoạt động Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã

0:00 / 0:00
0:00
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang - Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030 ký Quyết định số 5/QĐ-BCĐ ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo này.
Quy chế hoạt động Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã

Quy chế này quy định về hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030 (Ban Chỉ đạo) được thành lập theo Quyết định số 1268/QĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Nguyên tắc làm việc

Theo Quy chế, Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ tập thể, đề cao trách nhiệm cá nhân của Trưởng ban và trách nhiệm của các thành viên quản lý về ngành, lĩnh vực. Các thành viên Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, tuân thủ quy định của pháp luật và các quy định của Quy chế này.

Các thành viên Ban Chỉ đạo, Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo phải chủ động giải quyết và chịu trách nhiệm đối với các công việc thuộc phạm vi được phân công.

Thực hiện công tác phối hợp, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, bảo đảm kịp thời, hiệu quả.

Kết quả triển khai nhiệm vụ của thành viên Ban Chỉ đạo được báo cáo kịp thời, đầy đủ tới lãnh đạo Ban Chỉ đạo, đồng thời gửi Cơ quan thường trực để tổng hợp, theo dõi.

Trưởng ban sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ; Phó Trưởng ban và các thành viên sử dụng con dấu của cơ quan nơi công tác trong việc thực hiện các hoạt động của Ban Chỉ đạo.

Bộ Nội vụ là cơ quan thường trực

Bộ Nội vụ là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo, có trách nhiệm giúp Ban Chỉ đạo trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng chương trình công tác hằng năm của Ban Chỉ đạo; tổng hợp, báo cáo về kết quả, tiến độ thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030 để báo cáo Ban Chỉ đạo và phục vụ các cuộc họp của Ban Chỉ đạo; được yêu cầu các cơ quan có liên quan cung cấp thông tin, báo cáo để thực hiện nhiệm vụ giúp việc Ban Chỉ đạo.

Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo do Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ Giúp việc.

Ban Chỉ đạo tổ chức họp theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo và theo ý kiến chỉ đạo của Trưởng ban; Trưởng ban, Phó Trưởng ban chủ trì họp, quyết định thời gian họp và mời đại diện cơ quan, đơn vị có liên quan (nếu có).

Trường hợp không tổ chức họp, Trưởng ban quyết định hoặc ủy quyền cho Phó Trưởng ban thông báo và lấy ý kiến của các thành viên bằng văn bản.

Kết luận của Trưởng Ban Chỉ đạo được thể hiện bằng thông báo của Văn phòng Chính phủ. Kết luận của Phó Trưởng ban được thể hiện bằng văn bản thông báo của cơ quan nơi công tác.

Theo Chinhphu.vn
TIN LIÊN QUAN
Bình luận
Tập di cảo thơ "Những ngày tháng Tám" của nhà thơ, nhà giáo, liệt sĩ Trần Quang Long.
Những kỷ vật đi cùng năm tháng
(Ngày Nay) - Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã trải qua nửa thế kỷ nhưng âm vang hào hùng vẫn vang vọng, lắng sâu trong lòng mỗi người con đất Việt, đặc biệt là khi ta lặng mình trước hàng trăm kỷ vật thiêng liêng đang được trân trọng lưu giữ, trưng bày tại Bảo tàng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Tiêm vắc xin phòng bệnh tại CDC Đồng Nai. (Ảnh minh hoạ)
Bảo đảm thông suốt công tác phòng, chống dịch, tiêm chủng sau sáp nhập các đơn vị y tế
(Ngày Nay) - Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố bảo đảm hoạt động thông suốt, không để gián đoạn làm ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh, tiêm chủng mở rộng sau khi nhập sáp nhập, hợp nhất các đơn vị y tế ở các cấp... là nội dung quan trọng trong công văn số 2513/BYT-PB gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về việc tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống dịch trong giai đoạn giao mùa.
Người dân Nhật Bản. Ảnh minh họa
Có đến 68% người Nhật ủng hộ độc lập hơn với Mỹ
(Ngày Nay) - Theo một cuộc khảo sát toàn quốc ở Nhật Bản, khoảng 68% người được hỏi cho rằng Nhật Bản nên theo đuổi lập trường độc lập hơn với Mỹ, ở câu hỏi khác, 77% hoài nghi sự bảo vệ từ Mỹ với nước này.