Quy hoạch thành lập mới 61 khu bảo tồn thiên nhiên

(Ngày Nay) - Ngày 8/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký ban hành Quyết định số 1352/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Khu bảo tồn thiên nhiên Mường La. (Ảnh minh hoạ)
Khu bảo tồn thiên nhiên Mường La. (Ảnh minh hoạ)

Mục tiêu tổng quát nhằm gia tăng diện tích, phục hồi, đảm bảo tính toàn vẹn và kết nối các hệ sinh thái tự nhiên; quản lý và bảo tồn hiệu quả các loài hoang dã, nguồn gen quý hiếm; xây dựng và phát triển hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên, hành lang đa dạng sinh học, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, khu vực đa dạng sinh học cao, cảnh quan sinh thái quan trọng, vùng đất ngập nước quan trọng góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững đất nước.

Cụ thể, Quy hoạch mở rộng, nâng cấp và nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên; chuyển tiếp 178 khu bảo tồn hiện có (trong đó chuyển hạng 7, mở rộng 27 khu bảo tồn); thành lập mới 61 khu bảo tồn; nâng tổng diện tích hệ thống khu bảo tồn trên phạm vi toàn quốc khoảng 6,6 triệu ha. Củng cố và phát triển hệ thống cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, hành lang đa dạng sinh học, vùng đất ngập nước quan trọng; chuyển tiếp 13 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học hiện có, cấp giấy chứng nhận 9 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; chuyển tiếp 3 hành lang đa dạng sinh học hiện có, hình thành 7 hành lang đa dạng sinh học; hình thành 10 vùng đất ngập nước quan trọng cấp quốc gia.

Đồng thời, hình thành hệ thống khu vực đa dạng sinh học cao, cảnh quan sinh thái quan trọng gồm 22 khu vực đa dạng sinh học cao với tổng diện tích khoảng 2 triệu ha, 10 cảnh quan sinh thái quan trọng với tổng diện tích khoảng 4 triệu ha.

Đến năm 2050, các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, các loài nguy cấp, quý, hiếm, nguồn gen có giá trị bảo tồn được phục hồi, bảo tồn hiệu quả; đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái được lượng giá, sử dụng bền vững và mang lại lợi ích thiết yếu trong phát triển kinh tế xã hội, góp phần bảo đảm an ninh môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững đất nước...

Định hướng Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học thời kỳ 2021 - 2030 theo 8 vùng sinh thái trên phạm vi cả nước gồm: Đông Bắc; Tây Bắc; Đồng bằng sông Hồng; Bắc Trung Bộ; Nam Trung Bộ; Tây Nguyên; Đông Nam Bộ; Đồng bằng sông Cửu Long.

Quyết định đưa ra các giải pháp thực hiện Quy hoạch gồm giải pháp về: Cơ chế, chính sách; đào tạo, tăng cường năng lực; tài chính, đầu tư; tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng; hợp tác quốc tế; tổ chức thực hiện, giám sát thực hiện quy hoạch.../.

Bảo tồn và phát huy nghề chằm nón ngựa 300 năm tuổi
Bảo tồn và phát huy nghề chằm nón ngựa 300 năm tuổi
(Ngày Nay) - Nghề chằm nón ngựa Phú Gia, xã Cát Tường, huyện Phù Cát (Bình Định) vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia theo Quyết định số 956/QĐ-BVHTTDL. Đây vừa là niềm vinh dự, tự hào to lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương, vừa ví như “luồng sinh khí” mới giúp những hộ hành nghề có thêm động lực, quyết tâm gắn bó, xây dựng làng nghề vững mạnh hơn.
Trả lại màu xanh cho sông Hồng
Trả lại màu xanh cho sông Hồng
(Ngày Nay) - Sau khi cơn bão Yagi đổ bộ vào tháng 9/2024, một lượng lớn rác thải trôi dạt và tích tụ dọc sông Hồng, gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường nước và ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái ven sông. Các thành viên Hội Yêu Rác đã đồng loạt ra quân, tổ chức chiến dịch dọn rác sông Hồng với sự tham gia của hơn 800 tình nguyện viên.
Khách hàng đến đăng ký cập nhật thông tin thuê bao tại quầy giao dịch của Vinaphone. Ảnh tư liệu, minh họa: Minh Quyết/TTXVN
Định danh cuộc gọi để chống lừa đảo trên mạng
(Ngày Nay) - Những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của viễn thông và công nghệ thông tin đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế, quản lý nhà nước, đời sống người dân. Tuy nhiên, bên cạnh các giá trị tích cực, cũng tồn tại nhiều nguy cơ khi các đối tượng xấu sử dụng công nghệ để thực hiện hành vi lừa đảo.
Ông Donald Trump tại sự kiện tuyên bố chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024.
Sự trở lại ngoạn mục
(Ngày Nay) - Với chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử 2024, ứng cử viên đảng Cộng hoà Donald Trump chính thức đắc cử Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ.
Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Chile Gabriel Boric Font chụp ảnh chung trước hội đàm. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Chile
(Ngày Nay) - Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Chile Gabriel Boric Font, Chủ tịch nước Lương Cường thăm chính thức Chile từ ngày 10-12. Sáng 11/11, tại Phủ Tổng thống, sau lễ đón chính thức trọng thể, Chủ tịch nước Lương Cường đã có cuộc gặp riêng và cùng tiến hành hội đàm chính thức với Tổng thống nước Cộng hòa Chile Gabriel Boric Font.