Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc: "Bản sắc – Sinh thái - Liên kết – Hạnh phúc”

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày 24/5/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức Hội nghị Hội đồng điều phối Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ 3 tại Phú Thọ. Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc chủ trì hội nghị.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu điều phối hội nghị
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu điều phối hội nghị

Dự hội nghị có lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương; đại diện lãnh đạo 14 tỉnh khu vực Trung du và miền núi phía Bắc gồm: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Phú Thọ, Bắc Giang, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên.

Ngay sau khi Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh Vùng trung du và miền núi phía Bắc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được ban hành, Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động tại Nghị quyết số 96/NQ-CP, trong đó đề ra 21 chỉ tiêu, 17 đề án, nhiệm vụ và 33 dự án kết cấu hạ tầng quan trọng của vùng cần nghiên cứu, thực hiện đến năm 2030.

Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc: "Bản sắc – Sinh thái - Liên kết – Hạnh phúc” ảnh 1

Đoàn chủ tọa: Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang (ngồi giữa), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng (bên phải) và Bí thư tỉnh ủy Phú Thọ Bùi Minh Châu (bên trái).

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết đến hiện tại, qua gần 2 năm triển khai Nghị quyết 11 của Bộ chính trị, 05/17 nhiệm vụ, đề án đã được hoàn thành, bao gồm (1) Phê duyệt Quy hoạch vùng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; (2) Phê duyệt quy hoạch 14/14 địa phương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; (3) Hoàn thành việc thành lập, kiện toàn và ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng vùng; (4) Đã trình Thủ tướng Chính phủ Đề án xây dựng mô hình thư viện cơ sở của Vùng; (5) Đã trình Thủ tướng Chính phủ Đề án đưa Lào Cai trở thành trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc. Đối với 12 nhiệm vụ còn lại chưa hoàn thành là các đề án lớn về chính sách đặc thù phát triển Vùng, chính sách về thương mại biên giới, cụm liên kết ngành, quản lý môi trường và chia sẻ nguồn nước… đang được các Bộ, địa phương xây dựng dự thảo, lấy ý kiến các cơ quan có liên quan.

Về phát triển kết cấu hạ tầng: Toàn Vùng đã hoàn thành 3 dự án (Cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ kết nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai, Nâng cấp cảng hàng không Điện Biên, tuyến Đoan Hùng - Phú Thọ), đang triển khai 15 dự án trên tổng số 33 dự án trọng điểm của Vùng (như Cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang; cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh, cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng; cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình - Mộc Châu (Sơn La)…); 15 dự án còn lại trong Chương trình hành động đang được các Bộ, ngành và địa phương nghiên cứu để triển khai trong thời gian tới.

Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc: "Bản sắc – Sinh thái - Liên kết – Hạnh phúc” ảnh 2

Toàn cảnh Hội nghị.

Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc: "Bản sắc – Sinh thái - Liên kết – Hạnh phúc” ảnh 3

Đoàn chủ tọa và đại biểu chụp hình lưu niệm.

Về tình hình phát triển KT-XH của Vùng: Tăng trưởng GRDP của Vùng năm 2023 đạt 6,53%, cao hơn so với 5 vùng còn lại và bình quân cả nước; đặc biệt là Bắc Giang, cao nhất cả nước với mức tăng là 13,5%, một số địa phương có mức tăng khá như Tuyên Quang (7,46%), Phú Thọ (7,45%).

Quy mô GRDP đạt 896 nghìn tỷ đồng; Cơ cấu GDRP của Vùng chuyển biến khá tích cực, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ chiếm 78%. Thu ngân sách nhà nước toàn Vùng năm 2023 đạt 88 nghìn tỷ đồng, vượt 17% so với dự toán, 10/14 địa phương có số thu vượt so với dự toán; kim ngạch xuất nhập khẩu đạt khoảng 67 tỷ USD, tăng 39% so với thực hiện năm 2022.

Năm 2023 đã thu hút 143 dự án FDI mới với tổng số vốn đăng ký khoảng 1,9 tỷ USD; toàn vùng có 23 khu công nghiệp đang hoạt động, tỷ lệ lấp đầy 65%, cao hơn bình quân cả nước (54%). Toàn vùng có hơn 5,4 triệu ha rừng, tỷ lệ che phủ đạt 54%, cao hơn bình quân cả nước (là 42%), đạt mục tiêu Nghị quyết của Chính phủ.

Ước Quý 1 năm 2024, kinh tế của Vùng vẫn ổn định và tăng trưởng ở mức khá: GRDP đạt 6,54% (dẫn đầu cả nước); kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 33 tỷ USD; tuy nhiên, thu NSNN chỉ đạt 26% dự toán, nguyên nhân do thu NSNN dựa nhiều vào thủy điện và những tháng đầu năm các nhà máy tập trung tích nước, công suất phát điện thấp.

Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc: "Bản sắc – Sinh thái - Liên kết – Hạnh phúc” ảnh 4

Sơ đồ minh họa phương hướng phát triển Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc.

Cũng trong hội nghị, các đại biểu từ các tỉnh trong vùng, các chuyên gia đã trình bày ý kiến về những giải pháp và ổn định dân di cư tự do, định canh, định cư, giảm nghèo bền vững gắn với đảm bảo quốc phòng an ninh, trật tự xã hội; phát triển kinh tế xã hội bền vững với kinh tế cửa khẩu; phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ gắn với các liên kết vùng; phát triển bền vững du lịch hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và giữ gìn bản sắc văn hóa, môi trường sống xanh; giải pháp phát triển trở thành điểm đến xanh với nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, giàu bản sắc vì mục tiêu sức khỏe con người; định hướng thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, lịch sử cách mạng tiêu biểu đặc trưng vùng Trung du và miền núi phía Bắc; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng…

Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc: "Bản sắc – Sinh thái - Liên kết – Hạnh phúc” ảnh 5

Đồng chí Hoàng Duy Chinh, Bí thư tỉnh Bắc Cạn nêu lên những khó khăn của tỉnh, đề nghị có chính sách đặc thù riêng dành cho Bắc Cạn, tỉnh có điều kiện khó khăn nhất vùng.

Hội nghị đã công bố Quyết định số 369/QĐ-TTg ngày 04/05/2024 về việc phê duyệt Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc thể hiện 8 chữ bằng "Bản sắc – Sinh thái - Liên kết – Hạnh phúc”. Bản Quy hoạch vùng này có ý nghĩa quan trọng, với tư duy mới, tầm nhìn mới, có sự bứt phá hướng đến việc chủ động kiến tạo để phát triển; tập trung xác định và giải quyết các vấn đề lớn, có tính liên ngành, liên vùng, liên tỉnh; mạnh dạn tái cơ cấu kinh tế, tổ chức lại không gian phát triển vùng và khai thác, phát huy có hiệu quả mọi nguồn lực nhằm phát triển vùng nhanh, bền vững.

Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc: "Bản sắc – Sinh thái - Liên kết – Hạnh phúc” ảnh 6

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Báo Công Thương

Vùng trung du và miền núi phía Bắc là vùng phát triển bền vững, toàn diện, hình mẫu phát triển xanh của cả nước; một số tỉnh nằm trong nhóm có thu nhập cao, có kinh tế phát triển; hình thành một số trung tâm công nghiệp chế biến, chế tạo hiện đại; một số vùng sản xuất nông nghiệp tập trung hiệu quả cao, lĩnh vực dịch vụ, du lịch phát triển ngang tầm khu vực; bản sắc văn hóa các dân tộc được bảo tồn và phát huy; đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được nâng cao; quốc phòng, an ninh được đảm bảo vững chắc.

Giai đoạn 2031-2050, phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn vùng GRDP bình quân đạt khoảng 7,5-8%/năm. Đến năm 2050, GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 15.000 - 18.000 USD, chỉ số phát triển con người (HDI) đạt trên 0,75, đời sống của người dân hạnh phúc, quốc phòng, an ninh được đảm bảo vững chắc.

***

Phát biểu Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nhận định việc liên kết Vùng vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong đợi, cần có những cách tiếp cận khoa học hơn để hướng đến phát triển bền vững cho toàn bộ vùng. Đồng chí Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương trả nợ tất cả những đề án còn tồn đọng; Bộ Kế hoạch và đầu tư tổng hợp các ý kiến góp ý để làm cơ sở thực hiện kế hoạch hành động năm 2024. Đồng chí Phó Thủ tướng đề nghị thành viên Hội đồng, lãnh đạo Bộ, ngành và địa phương tiếp tục bám sát các nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc nghiên cứu, đề xuất, tham mưu với Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hòa, phối hợp, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình, dự án, các hoạt động liên kết vùng bảo đảm thực hiện đồng bộ, nhất quán và hiệu quả, phù hợp với quy định pháp luật và quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Đồng chí Phó Thủ tướng lưu ý, các tỉnh trong vùng phải xây dựng nguyên tắc chung, ứng xử chung cho khu vực để giải quyết các vướng mắc trên cơ sở đảm bảo tính khả thi, xác định nguồn lực, đầu tư có lựa chọn, phù hợp với các dự án trong quy mô liên kết vùng. Xây dựng lộ trình theo thứ tự ưu tiên, với nguyên tắc ưu tiên phát triển giao thông và chuyển đổi số. Đồng thời tính toán đến những tác động không mong muốn của biến đổi khí hậu và quan tâm đẩy mạnh thực hiện 3 chương trình Mục tiêu quốc gia để tạo nguồn lực phát triển.

Ô nhiễm tiếng ồn ở mức báo động tại thủ đô của Bangladesh
Ô nhiễm tiếng ồn ở mức báo động tại thủ đô của Bangladesh
(Ngày Nay) - Ô nhiễm tiếng ồn tại thủ đô Dhaka (Bangladesh) đang ở mức báo động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hằng ngày của người dân. Đây là kết luận của Trung tâm Nghiên cứu Ô nhiễm Khí quyển (CAPS) tại Đại học Stamford và được trang tin United News of Bangladesh (UNB) công bố ngày 1/7.
Phát triển công nghiệp văn hóa bền vững từ nguồn lực cộng đồng sáng tạo
Phát triển công nghiệp văn hóa bền vững từ nguồn lực cộng đồng sáng tạo
(Ngày Nay) - Việc thúc đẩy các chiến lược quốc gia về phát triển các ngành công nghiệp văn hoá từ năm 2020 đến nay đã hình thành một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các tổ chức sáng tạo trong nước. Từ đây cung cấp cơ sở thể nghiệm, thực hành và kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ văn hoá của nghệ sĩ và người làm sáng tạo.
Infographic tình hình kinh tế-xã hội tháng 6 và sáu tháng đầu năm 2024
Infographic tình hình kinh tế-xã hội tháng 6 và sáu tháng đầu năm 2024
(Ngày Nay) - Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chủ động, quyết liệt, sát sao chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế.