Quyền năng và sứ mệnh của nhà báo

(Ngày Nay) - Theo Luật báo chí 2016 hiện hành thì một trong những nhiệm vụ quan trọng của báo chí là “Thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân”.  
Luật sư Trương Anh Tú - Chủ tịch Công ty luật TAT Lawfirm
Luật sư Trương Anh Tú - Chủ tịch Công ty luật TAT Lawfirm

Để giúp báo chí thực hiện tốt trọng trách này, bên cạnh năng lực, trình độ và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ những người làm báo, kỹ năng của nhà báo trong việc nhận diện thông tin (thật, giả) để đảm bảo nguồn thông tin đó có giá trị chân thực rất cần sự hợp tác cung cấp thông tin từ các cơ quan, đơn vị, cá nhân.

Luật tiếp cận thông tin Quốc hội thông qua (19/4/2016) tại kỳ họp thứ 11 đã có hiệu lực từ ngày 1/7/2018. Đây là một đạo luật có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc cụ thể hóa quyền con người trong Hiến pháp năm 2013, đó là “quyền được biết”, “quyền được thông tin” của dân, cho phép người dân chuyển từ tâm thế “thụ động nhận thông tin” sang quyền chủ động “tiếp cận thông tin”.

Hiện nay, các cơ quan báo chí, người làm báo cần chủ động là đơn vị, người đầu tiên đưa thông tin ra mạng, phân biệt rõ các nguồn thông tin được phép khai thác, thông tin có điều kiện hay thông tin bị cấm để hạn chế tai nạn nghề nghiệp và kịp thời xử lý. Một trong những nội dung để đảm bảo việc thu thập xử lý thông tin là quyền tác nghiệp của nhà báo.

Theo qui định tại khoản 2, Điều 25 Luật Báo chí 2016 quy định nhà báo có các quyền: “Hoạt động báo chí trên lãnh thổ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, hoạt động báo chí ở nước ngoài theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo hộ trong hoạt động nghề nghiệp; được khai thác, cung cấp và sử dụng thông tin trong hoạt động báo chí theo quy định của pháp luật; được đến các cơ quan, tổ chức để hoạt động nghiệp vụ báo chí”.

Khi đến làm việc, nhà báo chỉ cần xuất trình thẻ nhà báo. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm cung cấp cho nhà báo những tư liệu, tài liệu không thuộc bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật. Trường hợp phóng viên chưa được cấp thẻ nhà báo, tuy trong Luật không quy định cụ thể, nhưng thực tế thì cơ quan báo chí có thể cấp giấy giới thiệu để phóng viên đi tác nghiệp. Việc không chấp nhận giấy giới thiệu hợp pháp, với mục đích tác nghiệp hợp pháp, là hành vi cản trở báo chí hoạt động.

Vấn đề này đã được điều chỉnh bởi quy định tại khoản 12, Điều 9 Luật Báo chí, nghiêm cấm cản trở nhà báo, phóng viên hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật. Đối với nhà báo được hoạt động nghiệp vụ báo chí tại các phiên tòa xét xử công khai; được bố trí khu vực riêng để tác nghiệp; được liên lạc trực tiếp với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng để lấy tin, phỏng vấn theo quy định của pháp luật.

Mặt khác, cũng cần lưu ý những hạn chế về quyền của nhà báo tại phiên tòa như: khoản 8, khoản 9, Điều 9: Nghiêm cấm báo chí đưa tin quy kết tội danh khi chưa có bản án của Tòa án; thông tin ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần của trẻ em (Những vụ án có người chưa thành niên phạm tội). Đối với vụ án đang trong quá trình điều tra, truy tố mà chưa được xét xử, các vụ việc tiêu cực hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật nhưng chưa có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, báo chí có quyền thông tin theo các nguồn tài liệu của mình và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin.

Để bảo vệ nguồn tin báo chí và quyền tác nghiệp của nhà báo, Luật Báo chí 2016 đã quy định giới hạn việc cơ quan báo chí, nhà báo chỉ phải tiết lộ người cung cấp thông tin khi có yêu cầu bằng văn bản của Viện trưởng VKSND, Chánh án TAND cấp tỉnh và tương đương trở lên cần thiết cho việc điều tra, xét xử tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.

Ngoài ra, Viện trưởng VKSND, Chánh án TAND cấp tỉnh và tương đương trở lên có trách nhiệm tổ chức bảo vệ người cung cấp thông tin; các cơ quan bảo vệ pháp luật có trách nhiệm phối hợp với Viện trưởng VKSND, Chánh án TAND cấp tỉnh và tương đương trở lên bảo vệ người cung cấp thông tin.

 Quyền năng và sứ mệnh của nhà báo ảnh 1

Luật sư Trương Anh Tú có rất nhiều tác phẩm báo chí tạo được dư luận tích cực đối với xã hội 

Đi đôi với quyền của nhà báo khi tác nghiệp là nghĩa vụ cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Bên cạnh đó, theo khoản 2, Điều 38 Luật báo chí 2016 thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có quyền từ chối cung cấp thông tin cho báo chí trong các trường hợp: “Thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật thuộc nguyên tắc và quy định của Đảng, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật; Thông tin về vụ án đang điều tra hoặc chưa xét xử..”. Cùng với quyền từ chối cung cấp thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân là nghĩa vụ phải thực hiện của các nhà báo và sự cẩn trọng của nhà báo khi đăng hình ảnh của một cá nhân thì phải được sự đồng ý (trừ trường hợp pháp luật có qui định khác) trong hoạt động nghề nghiệp của mình.

Qui định này hoàn toàn không có sự mâu thuẫn hay cản trở đối với quyền tác nghiệp của nhà báo. Bởi vì Quyền về bí mật đời tư, hình ảnh cá nhân là quyền nhân thân đã được qui định cụ thể trong Bộ luật dân sự 2015 và có tương thích với Luật báo chí 2016 và Luật tiếp cận thông tin 2016.

Về thực trạng hiện nay vẫn có một số nhà báo bị hành hung hoặc đe dọa hành hung trong quá trình tác nghiệp. Theo qui định hiện hành đã có hành lang pháp lý bảo vệ quyền tác nghiệp của nhà báo mạnh mẽ không chỉ riêng Luật báo chí mà còn có các qui định pháp luật liên quan như Bộ luật dân sự 2015, Bộ luật Hình sự 2015.Về cơ chế bảo vệ cho nhà báo, phóng viên để đảm bảo quyền tác nghiệp hiện nay đã có trong Luật báo chí hiện hành như sau: “Nhà báo được pháp luật bảo hộ trong hoạt động nghề nghiệp. Không ai được đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật”.

Trên thực tế có một số trường hợp khi nhà báo bị cản trở, hành hung khi tác nghiệp họ thường nhờ đồng nghiệp trước khi có sự can thiệp của cơ quan chức năng. Có thể thấy rằng những đối tượng cản trở nhà báo phần lớn là các cá nhân và theo qui định của pháp luật thì vai trò trách nhiệm của các địa phương rất quan trọng.

Do đó khi có hành vi cản trở tác nghiệp báo chí, các nhà báo và cơ quan báo chí thường thông báo và đề nghị chính quyền địa phương giải quyết. Nhiều nhà báo chưa biết đến công cụ hành chính giải quyết vụ việc là Thanh tra ngành thông tin và Truyền thông, hoặc có biết đến nhưng cho rằng lực lượng này còn mỏng, yếu trong khi yêu cầu bảo vệ nhà báo cần ngay tức khắc.

Trong giai đoạn hiện nay, báo chí truyền thống cần phải phát huy vai trò chủ đạo, tiên phong của mình không để cho truyền thông của mạng xã hội, internet lấn lướt ảnh hưởng đến người dùng. Báo chí ở thời kỳ nào cũng là chiến sỹ trên mặt trận văn hóa, do đó ngoài việc giữ gìn truyền thống, báo chí cần có sự đổi mới, cập nhật xu hướng và định hướng dư luận trên các phương tiện khác nhau để đến gần với nguồn tiếp nhận thông tin. Mặt khác, báo chí muốn nêu cao vai trò của mình thì cần phải có tâm có tầm vì người viết có tâm thì người đọc mới tin yêu, có tầm để độc giả tôn trọng.

Báo chí định hướng thông tin là định hướng dư luận xã hội bằng thông tin và định hướng việc tiếp nhận thông tin cho công chúng. Đây là trách nhiệm chính trị, trách nhiệm xã hội của người làm báo. Bởi vì hàng ngày công chúng tiếp nhận khối lượng thông tin tràn ngập từ nhiều nguồn và có các thông tin chưa được kiểm chứng, tạm gọi là “thế giới tin fake” nên có thể thấy rằng việc định hướng thông tin đối với công chúng hay từ các cấp lãnh đạo, quản lý xã hội là một nhu cầu khách quan và cần thiết.

Tuy nhiên cũng có thể thấy rằng công dân cũng có quyền cung cấp thông tin cho báo chí và công dân cũng thực hiện các quyền của mình là đưa các phát biểu, quan điểm cá nhân của mình phát biểu trên báo chí, vì đây cũng là diễn đàn của quần chúng nhân dân. Công dân thực hiện quyền của mình và cũng đảm bảo nghĩa vụ của mình. Do đó, trên thực tế khi cơ quan báo chí tác nghiệp lấy thông tin thì công dân không nên thực hiện quyền “im lặng” mà nên hợp tác để cơ quan báo chí công tác thuận lợi trong việc cung cấp thông tin cho các nhà báo.Đối với cơ quan nhà nước cũng tránh việc “im lặng” né tránh thông tin dẫn tới những hệ lụy đáng tiếc và vi phạm Luật tiếp cận thông tin 2016.

Một vấn đề quan trọng trong việc sử dụng, khai thác và cung cấp thông tin là phát huy vai trò của báo chí chính thống không bị lấn lướt bởi mạng xã hội. Giữa nhà báo và các cơ quan tổ chức cá nhân phải biết được quyền và nghĩa vụ của mình trong việc chia sẻ, khai thác, sử dụng, cung cấp thông tin phù hợp với qui định của pháp luật.

Nghề báo cũng là nghề lao động đặc thù, vất vả và đầy rủi ro đặc biệt là nhà báo tác nghiệp trong lĩnh vực đấu tranh, phòng chống tham nhũng, các vấn đề tệ nạn xã hội. Nghề báo, nhà báo luôn ý thức được sứ mệnh của người làm báo đứng trước thách thức trong thời đại công nghệ số để bản lĩnh vượt quá theo đúng định hướng của nghề nghiệp.

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.