Ra mắt tác phẩm "Đế chế ký hiệu" của Roland Barthes

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Roland Barthes là một nhân vật lớn trong lịch sử văn học và triết học của thế kỉ XX. Là một trong những người đặt nền móng cho chủ nghĩa cấu trúc và ký hiệu học Pháp, các tư tưởng của Roland Barthes đã ảnh hưởng đến sự phát triển của nhiều trường phái lý thuyết, bao gồm cấu trúc luận, ký hiệu học, lý thuyết xã hội và hậu cấu trúc luận,...
Ra mắt tác phẩm "Đế chế ký hiệu" của Roland Barthes

Năm 1970, sau khi đến Nhật một thời gian theo một chương trình hợp tác văn hóa, Roland Barthes viết “Đế chế ký hiệu”, trong đó ông diễn giải những gì mình quan sát được và sự hiện diện hầu như khắp nơi của các ký hiệu trong đời sống thường ngày của người Nhật nói chung và Tokyo nói riêng.

Năm 1976, Roland Barthes được bầu vào Viện Cao học Pháp (Collège de France) với chức giáo sư ngành Ký hiệu học văn chương, một vinh dự dành riêng cho Roland Barthes và là sự công nhận tài năng và những đóng góp của ông.

Roland Barthes đặc biệt nổi tiếng với việc phát triển và mở rộng lĩnh vực ký hiệu học thông qua những công trình phân tích hàng loạt hệ thống ký hiệu mà “Đế chế ký hiệu” là một trong những tác phẩm điển hình.

“Đế chế ký hiệu” được nhiều nhà nghiên cứu về Roland Barthes coi là một trong những kiệt tác và bước ngoặt quyết định trong sự nghiệp của ông. Theo Roland Barthes, Nhật Bản là đất nước của ký hiệu và chữ viết. Tên sách có thể được hiểu theo nghĩa Nhật Bản là đất nước mà các ký hiệu ngự trị, “làm vua”. Bên cạnh đó, “đế chế” cũng mang hàm ý về chế độ quân chủ vẫn hiện hành ở Nhật.

“Đế chế ký hiệu” là tác phẩm mà ở đó Roland Barthes đã phác họa bức tranh về một Nhật Bản của những ký hiệu, của mật mã và quy ước, thanh cao và đẹp đẽ, bạo lực và trống rỗng, trong từng khu phố, từng nhà ga, cửa hàng, sân khấu hay những khu vườn... qua mỗi gương mặt, nét chữ, miếng tempura, trò chơi pachinko...

Theo nhà phê bình Đỗ Lai Thúy, Barthes là một trong 4 học giả lớn của Pháp ở thế kỷ XX. Ông xuất thân từ một nhà phê bình văn học, trong đó, đặc điểm của các nhà phê bình phương Tây như Barthes đều là những nhà lý thuyết, sau quá trình nghiên cứu, họ tạo ra những lý thuyết của mình. Với Việt Nam, Barthes học giả vừa quen vừa lạ với Việt Nam, nhiều cuốn sách của ông từng chuyển ngữ sang tiếng Việt.

Barthes là một trong những học giả nổi bật về ký hiệu học dựa trên ngôn ngữ học cấu trúc. Bởi thế, những tác phẩm của ông mang tính chất cấu trúc, áp dụng lý thuyết ký hiệu học để lý giải về những huyền thoại, nhưng không phải những huyền thoại cổ xưa mà là những huyền thoại thường ngày như quảng cáo, đấu vật... Từ góc độ cấu trúc, Barthes diễn giải những biểu tượng của văn hóa Nhật Bản trong tư duy châu Âu.

Mặc dù vậy, Roland Barthes cũng là một tác giả bí hiểm và khó tiếp cận. Chính tác giả của “Đế chế ký hiệu” là người nỗ lực trong việc làm cho những trang viết của chính ông trở thành không sao có thể xác định được. Đọc những trang viết của Roland Barthes, cũng như đọc các tác giả nổi danh Michel Foucault, Jacques Derrida, Gilles Deleuze hay Jacques Lacan, nghĩa là tự đày đoạ bản thân vào một mê cung của ngôn ngữ, trong đó ý nghĩa trôi nổi bập bềnh không sao nắm giữ được.

Cùng với các tác phẩm nổi bật khác của Roland Barthes như Những huyền thoại (Mythologies), Những yếu tố ký hiệu học (Éléments de sémiologie), Cái chết của tác giả (La mort de l'auteur) và Độ không của lối viết (Le degré zéro de l'écriture), “Đế chế ký hiệu” là một cuốn sách kinh điển giúp độc giả khám phá một nhà tư tưởng lớn của thế kỉ XX, nhà ký hiệu học, nhà nghiên cứu và phê bình văn học quan trọng, một con người tâm huyết thời đại mình sống.

Roland Barthes (1915-1980) là nhà ký hiệu học, nhà hậu cấu trúc luận, nhà phê bình văn học nổi tiếng người Pháp. Ông được coi một trong những người đặt nền móng cho chủ nghĩa cấu trúc và ký hiệu học Pháp.

Ông mồ côi cha từ khi mới một tuổi, trải qua thời thơ ấu cùng mẹ ở nhà ông bà ngoại và đến năm chín tuổi thì cùng mẹ chuyển tới sống ở Paris. Ông bộc lộ từ rất sớm niềm say mê dành cho sân khấu, văn chương và âm nhạc. Do bệnh lao phổi, con đường học hành của ông bị gián đoạn, nhưng không vì thế mà ngăn ông tự nỗ lực, đạt tới vốn kiến thức sâu rộng và trình độ cao làm bất ngờ cả giới đại học.

Năm 1976, Roland Barthes được bầu vào Viện Cao học Pháp (Collège de France), làm giáo sư ngành ký hiệu học văn chương, một chức danh được dành riêng cho ông.

Một số tác phẩm nổi bật của Roland Barthes: Đế chế ký hiệu (L'Empire des signes), Những huyền thoại (Mythologies), Những yếu tố ký hiệu học (Éléments de sémiologie), Cái chết của tác giả (La mort de l'auteur) và Độ không của lối viết (Le degré zéro de l'écriture).

WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.