Ra mắt tập du khảo "Triệu dấu chân qua những cửa ô" của nhà văn Nguyễn Trương Quý

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Độc giả từ lâu đã biết đến Nguyễn Trương Quý như một nhà văn say mê viết về Hà Nội. Cuối năm 2020, Công ty Văn hóa & Truyền thông Nhã Nam cho ra mắt tập tản văn "Hà Nội bảo thế là thường", trong đó Nguyễn Trương Quý đi vào những mảnh ghép của Hà Nội, những đặc trưng nho nhỏ, thói quen hay tâm tình của con người Thủ đô… Đầu tháng 10/2022, Nhã Nam sẽ cho ra mắt cuốn sách tiếp theo của anh, tập du khảo "Triệu dấu chân qua những cửa ô".
Ra mắt tập du khảo "Triệu dấu chân qua những cửa ô" của nhà văn Nguyễn Trương Quý

Lần này Nguyễn Trương Quý chọn vẽ chân dung Hà Nội qua những dấu chân đi về. Như anh chia sẻ trong lời nói đầu cuốn sách, "Hà Nội có nhiều cửa ô, tôi chọn biểu tượng này vì lẽ chúng là tên gọi gợi nhớ ngay đến Hà Nội, và cửa ô trong tâm tưởng là những lối nhập thành, tìm hiểu những câu chuyện của đời phố."

Cuốn sách quan sát, trong khoảng một trăm năm qua, những đường đi lối lại của của người Hà Nội, những phương tiện họ sử dụng, những chốn ở và đi quen thuộc cả trong đời thường và trong vọng tưởng. Trong cuộc đi lại mải miết ấy, theo vòng quay lịch sử, không gian và sự vật đổi thay, kéo theo sự đổi thay của tâm tình người Hà Nội.

Đó có thể là sự phôi pha của những cửa ô trước sự phát triển của đô thị mới: "Nhưng rồi người Việt cũng mau chóng hấp thụ những hình thái mới, với họ ngã tư và cột đèn trở thành cặp bài trùng mới cho đô thị, thay cho những bến sông và cửa ô.

Ngay chính những cửa ô cũng trở thành các ngã tư, ngã năm khi những đoạn tường lũy bị bạt thấp dần trở thành đường đi. Người Hà Nội đã quen với những ngã năm Chợ Dừa, ngã tư Đại Cồ Việt, ngã tư Cầu Dền mà dần quên hình ảnh các cửa ô từng hiện diện cho đến cuối thế kỷ 19. Phạm vi của những khu phố lan dần ra xa hơn những cửa ô, theo những tuyến đường tàu điện về các ngả". Hay là nỗi hoài nhớ đượm màu lãng mạn của con người dành cho những chiếc tàu điện đã biến mất vì không còn sự thực dụng: "Tiếng leng keng không thay đổi qua năm tháng đã giúp việc hồi cố chồng lấn hai thời Pháp thuộc và bao cấp. Nó khiến người thời bao cấp và cả hậu bao cấp vẫn như được đồng hội đồng thuyền với người thời Pháp thuộc. Nó mỹ hóa ký ức của họ. Họ nhớ tàu điện là nhớ năm tháng nhọc nhằn, để rồi bồi đắp một ý niệm về vẻ đẹp khổ hạnh mà giờ đây lại thành của hiếm"...

Khi tìm hiểu những không gian, sự vật, sự kiện, nhân vật trong câu chuyện đi lại này, Nguyễn Trương Quý luôn đào sâu hơn những mô tả bề mặt, những con số khô khan, để đưa ra những nhận xét, phán đoán sâu sắc, thú vị hoặc gây bất ngờ. Điều ấy làm cho cuốn sách một mặt có sức nặng của khảo cứu, mặt khác không thiếu đi sự duyên dáng, nhịp nhàng, thơ mộng của văn chương.

"Triệu dấu chân qua những cửa ô" là cuốn sách đầu tiên vẽ chân dung Hà Nội qua những bước chân đi về. Cuốn sách là một cuộc lãng du chầm chậm theo cả hai chiều không gian - thời gian, hấp dẫn bởi vị sâu lắng ngậm ngùi pha lẫn nét hài hước ý nhị, bởi cho ta nhận thức về việc ta có kết nối gì với quá khứ và vì sao ta ở đây.

Buổi ra mắt tập du khảo "Triệu dấu chân qua những cửa ô" và giao lưu với nhà văn Nguyễn Trương Quý sẽ được tổ chức tối 7/10 tại Vườn hoa Lý Thái Tổ, phố Đinh Tiên Hoàng, Hoàn Kiếm, Hà Nội với sự tham gia của các vị khách mời: Nhà văn Nguyễn Trương Quý; Tiến sỹ văn học Phạm Xuân Thạch; biên tập viên Nguyễn Hoàng Diệu Thủy, điều phối chương trình.

Nhà văn Nguyễn Trương Quý sinh ra và sống tại Hà Nội. Anh tốt nghiệp kiến trúc sư, hiện viết văn, vẽ tranh, làm đồ họa và truyền thông. Các cuốn sách của anh có thể kể đến như: "Tự nhiên như người Hà Nội" (2004); "Ăn phở rất khó thấy ngon" (2008); "Hà Nội là Hà Nội" (2010); "Xe máy tiếu ngạo" (2011); "Còn ai hát về Hà Nội" (2013); "Dưới cột đèn rót một ấm trà" (2013); "Mỗi góc phố một người đang sống" (2015); "Lê la quà vặt & Ăn quà xuyên Việt" (cùng Đặng Hồng Quân, 2016); "Một thời Hà Nội hát - Tim cũng không ngờ làm nên lời ca" (2018); "Kể chuyện Tết Nguyên đán" (cùng Kim Duẩn, 2019); "Hà Nội bảo thế là thường" (2020). Nhà văn Nguyễn Trương Quý đã được trao Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội 2019 với tác phẩm "Một thời Hà Nội hát - Tim cũng không ngờ làm nên lời ca".

Bình luận
Chùm ảnh: Các màn trình diễn bùng nổ của Anh trai "Say Hi" tại đêm trại FPTU Camp lần thứ 5
Chùm ảnh: Các màn trình diễn bùng nổ của Anh trai "Say Hi" tại đêm trại FPTU Camp lần thứ 5
(Ngày Nay) - Chiều ngày 30/3/2025, từ 4 giờ chiều, đêm trại FPTU Camp #5 tại Trường Đại học FPT Hà Nội chính thức khởi động, mang đến những màn trình diễn đầy lửa làm bùng nổ không gian. Phỏng vấn nhanh các bạn sinh viên, được biết từ 9 giờ sáng, đã có hàng ngàn học sinh, sinh viên trên địa bàn Hà Nội có mặt, háo hức tham quan các gian trại và tìm kiếm vị trí gần sân khấu nhất có thể để chiêm ngưỡng thần tượng của mình. 
Em Xinh “Say Hi”: Hành trình tìm kiếm thế hệ nữ idol “Real Aura”
Em Xinh “Say Hi”: Hành trình tìm kiếm thế hệ nữ idol “Real Aura”
(Ngày Nay) - Sau thành công vang dội của Anh Trai “Say Hi”, VieON - Vie Channel, thuộc DatVietVAC Group Holdings với 30 năm sáng tạo, tiếp tục hành trình khai phá tài năng trẻ qua Em Xinh “Say Hi” - chương trình âm nhạc thực tế tìm kiếm thế hệ nữ idol mới của VPOP. Đây là những cô gái sở hữu Real Aura - khí chất tỏa sáng tự nhiên, cháy hết mình trong âm nhạc, không ngừng vượt qua giới hạn và biến hóa trong nghệ thuật, nhưng vẫn giữ vững giá trị cốt lõi của người con gái Việt. 
Học sinh lớp 12 "chạy đua" với kỳ thi đánh giá năng lực
Học sinh lớp 12 "chạy đua" với kỳ thi đánh giá năng lực
(Ngày Nay) - Thời điểm này cùng với ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông, nhiều sĩ tử lớp 12 ở Nghệ An đang nỗ lực ôn tập để chuẩn bị cho các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy. Tuy nhiên, để giành được một suất dự thi kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy đối với các em cũng không hề dễ dàng.
Từ di sản đến thị trường: Bước chuyển mình của âm nhạc Caribe
Từ di sản đến thị trường: Bước chuyển mình của âm nhạc Caribe
(Ngày Nay) - Caribe nổi tiếng với di sản âm nhạc giàu bản sắc và sôi động. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một khoảng cách lớn giữa việc tôn vinh di sản này và khả năng thương mại hóa hiệu quả trong ngành công nghiệp âm nhạc toàn cầu. Nhận ra sự thiếu kết nối này, ông Farley Joseph – với 15 năm kinh nghiệm trong giáo dục âm nhạc – đã khởi xướng một sứ mệnh nhằm thu hẹp khoảng cách đó.