Ra mắt Trung tâm Nghiên cứu sức khỏe thông minh tại Đại học VinUni

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Đại học VinUni (VinUni) và Đại học Illinois Urbana-Champaign (UIUC) - Mỹ - đã chính thức công bố ra mắt Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Thông minh VinUni-Illinois (VISHC), hợp tác hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sinh học và khoa học dữ liệu. Đây là dự án được Tập đoàn Vingroup tài trợ 13,5 triệu USD hướng tới mục tiêu xây dựng và phát triển các công trình nghiên cứu có tác động tích cực đến sức khỏe của con người với chi phí thấp và dễ tiếp cận.
Chuỗi hội thảo đầu tiên về Sức khoẻ thông minh được phối hợp tổ chức bởi VinUni và UIUC thu hút hơn 200 học giả, nhà nghiên cứu tham dự
Chuỗi hội thảo đầu tiên về Sức khoẻ thông minh được phối hợp tổ chức bởi VinUni và UIUC thu hút hơn 200 học giả, nhà nghiên cứu tham dự

Đại dịch COVID-19 hoành hành trên thế giới suốt 2 năm qua đã bộc lộ những lỗ hổng và sự quá tải trong hệ thống y tế của nhiều nước, kể cả những nước có nền y học tiên tiến nhất. Chính vì vậy, VinUni và UIUC hợp tác thành lập Trung tâm Nghiên cứu VISHC để phát triển các công nghệ sức khỏe thông minh nhằm tăng hiệu quả của hệ thống y tế, hỗ trợ cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh sớm với chi phí thấp, dễ tiếp cận tới nhiều người.

Ra mắt Trung tâm Nghiên cứu sức khỏe thông minh tại Đại học VinUni ảnh 1
Các đại biểu từ VinUni và UIUC vui mừng cắt băng khai trương Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Thông minh VinUni-Illinois.

Trung tâm nghiên cứu VISCH sẽ tập trung nghiên cứu và hỗ trợ các dự án trong 4 lĩnh vực chính: (i) phát triển thiết bị chăm sóc tại chỗ; (ii)chăm sóc và chẩn đoán từ xa; (iii) giám sát dịch tễ nước thải; và (iv) máy học liên kết trong y học chính xác.

Mỗi dự án nghiên cứu của VISHC đều sẽ do ít nhất một giáo sư VinUni và một giáo sư từ UIUC dẫn dắt. Các học giả và nghiên cứu sinh của VinUni tham gia nghiên cứu tại VISHC đều có cơ hội được học tập nghiên cứu từ 1-2 năm tại UIUC và ngược lại. VISHC sẽ liên kết đào tạo hai trường UIUC và VinUni cho Việt Nam 50 Thạc sỹ, 50 Tiến sỹ và 10 học giả sau Tiến sỹ trong những ngành khoa học công nghệ then chốt cho sức khoẻ thông minh.

Ra mắt Trung tâm Nghiên cứu sức khỏe thông minh tại Đại học VinUni ảnh 2
Lễ Ra mắt Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Thông minh VinUni-Illinois (VISHC) có sự tham gia của đại diện Lãnh đạo Trường Đại học VinUni và Đại học Illinois Urbana-Champaign (UIUC).

Hợp tác được tiến hành trên cơ sở tận dụng tối ưu thế mạnh mỗi bên. UIUC là một trường đại học uy tín có bề dày hơn 150 năm kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học công nghệ có tác động mạnh mẽ tới cuộc sống. Trường hiện xếp hạng thứ 4 về đào tạo sau đại học trong lĩnh vực Kỹ thuật Máy tính và thứ 3 về Kỹ thuật Môi trường, đồng thời nằm trong Top 15 trường đại học có nhiều nhà khoa học đạt giải Nobel nhất trên thế giới.

Ra mắt Trung tâm Nghiên cứu sức khỏe thông minh tại Đại học VinUni ảnh 3
Giáo sư Đỗ Ngọc Minh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Thông minh VinUni-Illinois, Phó Hiệu trưởng danh dự VinUni chia sẻ về lý do ra đời và mục tiêu của Trung tâm.

VinUni là một trường đại học có tư duy đổi mới sáng tạo, có đội ngũ giảng viên và sinh viên tài năng. Là một thành viên của Tập đoàn Vingroup, liên kết chặt chẽ với hệ thống y tế Vinmec và các công ty công nghệ cao như VinAI, VinBigData, VinBrain…, VinUni có lợi thế về môi trường nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất. Đặc biệt trường có thể triển khai các nghiên cứu liên ngành, kết hợp giữa công nghệ số và y học chính xác theo mô hình 4P (Predictive: dự đoán; Preventive: dự phòng; Personalized: cá thể hoá; Participatory: tham gia).

Phát biểu lại lễ ra mắt, Giáo sư Minh Đỗ, Giám đốc Trung tâm VISHC, Phó Hiệu trưởng danh dự Trường Đại học VinUni cho biết: “Công nghệ sinh học và khoa học dữ liệu là hai lĩnh vực trọng tâm của thế kỷ này. Chúng tôi muốn tập trung phát triển những công nghệ có tính đột phá để ứng dụng chúng vào lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, mang lại ảnh hưởng tích cực đến hàng triệu người trên khắp thế giới”.

Ra mắt Trung tâm Nghiên cứu sức khỏe thông minh tại Đại học VinUni ảnh 4
Giáo sư Philippe H Geubelle - Phó Viện Trưởng, Trường Kỹ thuật Grainger, UIUC phát biểu tại buổi lễ khai trương Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Thông minh VinUni-Illinois.

Giáo sư Brian Cunningham, Giám đốc Trung tâm Chuẩn đoán Hệ gen tại UIUC – người đồng thời tham gia dẫn dắt dự án nghiên cứu về Chăm sóc và chẩn đoán từ xa cho các hệ thống y tế thông minh theo hướng dữ liệu tại VISHC chia sẻ: “Sinh viên VinUni được đào tạo rất tốt về kỹ thuật, khoa học máy tính và đều là những nhà nghiên cứu triển vọng trong tương lai. Đội ngũ Giảng viên của VinUni cũng là những nhà khoa học rất xuất sắc. Tất cả đều mong muốn được tạo ra những tác động tích cực cho cộng đồng và cho thế giới thông qua công nghệ y học thông minh. Tôi tin rằng, việc hợp tác và tận dụng thế mạnh của mỗi bên sẽ giúp chúng tôi đạt được nhiều thành tựu to lớn hơn so với việc chỉ làm một mình.”.

Ngay sau Lễ ra mắt VISHC, hai bên đã phối hợp tổ chức chuỗi hội thảo về Sức khoẻ thông minh, thu hút sự tham dự của gần 200 học giả, nhà nghiên cứu trong 03 lĩnh vực: Phát hiện và giám sát dịch tễ thông qua phân tích gen; Cảm biến nano và tương lai của chẩn đoán sớm; Xây dựng các nền tảng học máy phi tập trung…

Việc đi vào hoạt động của Trung tâm nghiên cứu VISCH là bước đầu tiên hiện thực hóa kế hoạch thành lập các trung tâm nghiên cứu xuất sắc của Đại học VinUni nhằm mục tiêu thúc đẩy đổi mới sáng tạo và nghiên cứu đỉnh cao, mang lại lợi ích cho cộng đồng và cuộc sống tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người.

Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.