Rao bán mảnh đất có vị trí chiến lược tại Bắc Cực

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Một mảnh đất thuộc sở hữu tư nhân cuối cùng thuộc quần đảo chiến lược Svalbard ở Bắc Cực đang được rao bán, Trung Quốc và Na Uy nhiều khả năng sẽ bị cuốn vào cuộc tranh chấp này.
Rao bán mảnh đất có vị trí chiến lược tại Bắc Cực

Quần đảo Svalbard nằm giữa đất liền Na Uy và Bắc Cực - khu vực đã trở thành điểm nóng về địa chính trị và kinh tế khi băng bắt đầu tan tại đây.

Với 300 triệu euro (326 triệu USD), các bên quan tâm có thể mua được khu đất Sore Fagerjord hẻo lánh ở phía tây nam Svalbard.

Sở hữu diện tích 60 km2 - tương đương với diện tích của quận Manhattan (New York), nơi này có núi, đồng bằng, sông băng và khoảng 5 km bờ biển nhưng không đi kèm bất kỳ cơ sở hạ tầng nào.

Luật sư Per Kyllingstad, người đại diện cho chủ sở hữu Sore Fagerjord, tuyên bố: “Đây là vùng đất tư nhân cuối cùng ở Svalbard và theo hiểu biết của chúng tôi, là vùng đất tư nhân cuối cùng ở vùng thượng Bắc Cực".

“Người Trung Quốc đương nhiên là những khách hàng tiềm năng vì họ đã thể hiện sự quan tâm thực sự đến Bắc Cực và Svalbard trong một thời gian dài”, ông Kyllingstad khẳng định và cho biết thêm rằng ông đã nhận được “những dấu hiệu quan tâm cụ thể” từ nước này.

Kể từ Sách trắng năm 2018 của Trung Quốc về Bắc Cực, chính quyền Bắc Kinh đã tự xác định mình là “quốc gia cận Bắc Cực” và có kế hoạch đóng một vai trò ngày càng tăng trong khu vực.

Quần đảo Svalbard được quản lý bởi một hiệp ước quốc tế năm 1920, dành nhiều cơ hội cho lợi ích nước ngoài.

Nó công nhận chủ quyền của Na Uy đối với Svalbard, nhưng công dân của tất cả các bên ký kết, bao gồm cả Trung Quốc, đều có quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên của khu vực như nhau.

Ví dụ, Nga đã duy trì một cộng đồng khai thác than ở Svalbard, thông qua công ty nhà nước Trust Arktikugol trong nhiều thập kỷ.

Nhưng thời thế đã thay đổi. Muốn bảo vệ chủ quyền của mình, Na Uy sẽ làm mọi cách ngăn cản khu đất Sore Fagerfjord rơi vào tay nước ngoài.

Đặc biệt là Trung Quốc, quốc gia mà cơ quan tình báo Na Uy cho rằng có nguy cơ an ninh lớn nhất đối với nước này sau Nga.

Do đó, Bộ trưởng Tư pháp Na Uy đã ra lệnh cho các chủ sở hữu của Sore Fagerfjord, vốn là một công ty do một người Na Uy gốc Nga kiểm soát, hủy bỏ kế hoạch rao bán.

Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Cecilie Myrseth tuyên bố: “Không thể bán đất nếu không có sự chấp thuận của chính quyền Na Uy. Cũng không thể tổ chức các cuộc đàm phán về tài sản”.

Lập luận đó dựa trên các điều khoản của một khoản vay cũ được chính phủ Na Uy cấp vào năm 1919. Kyllingstad khẳng định thời hiệu của các điều khoản đó đã hết.

Na Uy sở hữu 99,5% đất đai tại Svalbard và đã tuyên bố hầu hết đất đai, bao gồm cả khu đất Sore Fagerjord. Nước này cũng đã cấm các hoạt động xây dựng và vận tải trong khu vực chiến lược này.

Nhưng phía sở hữu Sore Fagerfjord không nhìn nhận sự việc theo cách đó và viện dẫn hiệp ước năm 1920.

Luật sư Kyllingstad nhấn mạnh: “Tất cả các bên đã ký hiệp ước đều có quyền như nhau”, đồng thời lưu ý rằng Na Uy đã xây dựng nhà ở, sân bay và bến cảng ở Longyearbyen, thị trấn chính của quần đảo Svalbard.

“Hãy tưởng tượng nếu bây giờ Na Uy áp dụng các quy định hạn chế hoạt động nắm giữ tài sản của Nga. Đó sẽ là Thế chiến thứ ba", ông Kyllingstad cảnh báo.

Theo chuyên gia Andreas Osthagen thuộc viện nghiên cứu Fridtjof Nansen, vùng đất Sore Fagerjord có giá trị kinh tế "tối thiểu" và việc bán nó không phải là "mối đe dọa lớn" đối với Na Uy.

Tuy nhiên, ông lưu ý rằng “sở hữu đất ở Svalbard có thể có giá trị chiến lược trong 50 hoặc 100 năm nữa”.

Trong khi đó, bất kỳ đề cập nào đến khả năng Trung Quốc quan tâm đến đất đai ở Svalbard đều đặt ra “cảnh báo buộc chính quyền Na Uy phải làm điều gì đó”.

Năm 2016, chính phủ Na Uy đã trả 33,5 triệu euro để mua mảnh đất tư nhân thứ hai ở Svalbard, gần Longyearbyen, nơi cũng được các nhà đầu tư Trung Quốc để mắt tới.

Trong năm 2018-2019, nước này đã tham gia đàm phán để mua khu đất Sore Fagerfi nhưng cuộc đàm phán đã đi vào ngõ cụt do bất đồng giá cả. Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Cecilie Myrseth cho biết lựa chọn này vẫn được để ngỏ nếu các điều khoản "thực tế".

Theo AFP
Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể Danh thắng Tràng An có vẻ đẹp cảnh quan là các cánh đồng lúa; vì vậy, đề nghị UBND tỉnh Ninh Bình xem xét không thực hiện việc chuyển đổi diện tích đất trồng lúa sang đất khu đô thị để tránh làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên tạo nên giá trị của di sản.
Yêu cầu tỉnh Ninh Bình không làm ảnh hưởng xấu tới Di sản Tràng An
(Ngày Nay) - Liên quan đến đề xuất “xén” một phần cảnh quan thuộc vùng đệm Di sản Quần thể Danh thắng Tràng An để thực hiện dự án Khu Đô thị Ninh Thắng I của UBND tỉnh Ninh Bình; mới đây Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có những ý kiến cụ thể, trong đó yêu cầu: không thực hiện chuyển đổi đất nhằm tránh làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên tạo nên giá trị của di sản.
Lịch sử của linh vật Olympic
Lịch sử của linh vật Olympic
(Ngày Nay) - Trong vòng hơn 50 năm, các vận động viên thi đấu tại Thế vận hội Olympic thường được cổ vũ bởi những linh vật độc đáo và ngộ nghĩnh.
Mối nguy hại tiềm tàng của mực xăm chứa vi khuẩn
Mối nguy hại tiềm tàng của mực xăm chứa vi khuẩn
(Ngày Nay) - Theo nghiên cứu mới của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), mực xăm hình và mực phun xăm thẩm mỹ được được đóng bao bì kín, trong đó có cả những loại được đánh dấu vô trùng, chứa hàng triệu vi khuẩn có nguy cơ gây bệnh.
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...