Cam là loại quả rất giàu chất dinh dưỡng. Người ta tính ra trong mỗi 100 gr quả cam có chứa 87,6 g nước, 1.104 microgram carotene, 30 mg vitamin C, 10,9 g chất tinh bột, 93 mg kali, 26 mg canxi.
Ngoài ra, với trọng lượng cam tương tự còn có chứa 9 mg magnesium, 0,3 g chất xơ, 4,5 mg natri, 7 mg chromium, 20 mg phốt pho, 0,32 mg sắt và giá trị năng lượng là 48 Kcal.
Cam rất giàu chất chống oxy hóa phytochemical. Bình quân trong một trái cam có chứa khoảng 170 mg phytochemicals bao gồm các chất dưỡng da và chống lão hóa.
Nhiều người coi cam là loại quả thiết yếu cần được ăn hàng ngày, đặc biệt là trẻ em mỗi ngày thường được ưu tiên uống 1 cốc nước cam.
Ngoài ra, cam còn rất có lợi để phòng ngừa bệnh tim mạch, bệnh mỡ máu cao, chống lão hóa và tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể…
Tuy nhiên, cũng như các thực phẩm khác, việc ăn quá nhiều cam sẽ để lại tác dụng phụ đến khó lường:
Tăng nguy cơ viêm loét dạ dày
Nước cam tốt cho sức khỏe với điều kiện dùng đúng lượng và đối tượng. Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng hay viêm tuyến tụy không nên uống nước cam.
Bởi trong nước cam chứa axit, các chất hữu cơ làmtăng axit trong dạ dày, gây chứng ợ nóng và khiến tình trạng viêm loét thêm trầm trọng.
Tăng nguy cơ sỏi thận
Nhiều nghiên cứu cho thấy khi ăn cam với số lượng lớn, nguy cơ mắc bệnh sỏi thận sẽ tăng cao hơn so với bình thường.
Lý do chính bắt nguồn từ lượng vitamin C dồi dào trong những tép cam mọng nước có thể làm tăng và kết tủa sỏi oxalat trong đường niệu vì thế mà các bạn có nguy cơ bị sỏi thận khi, nhất là khi lạm dụng trong thời gian dài.
Nguy cơ xuất huyết sau phẫu thuật
Trong nước cam, nước quýt có chứa thành phần acid citric với hàm lượng tương đối cao. Chúng thường tồn tại dưới dạng muối natri citrat (chất thường dùng để chống đông máu).
Chất này sẽ tạo phức với ion Ca++, do đó cản trở quá trình tạo prothrombinase và thrombin, là những yếu tố quan trọng tham gia trong quá trình đông máu.
Vì thế, những người sau phẫu thuật đường tiêu hóa như dạ dày, ruột... ở các vết mổ chưa hoàn toàn hồi phục, thậm chí cả ở các trường hợp có các vết viêm loét có nguy cơ xuất huyết... nếu ăn các loại quả cam quýt cũng phải thận trọng để tránh hiện tượng chảy máu ở chỗ bị tổn thương.
Tương tác với thuốc chữa bệnh
Vitamin C trong cam cũng được biết đến như một kẻ gây rối khi thường xuyên tham gia vào phản ứng của cơ thể với các loại thuốc. Trường hợp đáng chú ý nhất có thể kể đến là nó làm ảnh hưởng tới công dụng của thuốc làm loãng máu.
Gây mòn men răng
Cam còn có tác dụng phụ khác đối với cơ thể là làm mòn men răng, mặc dù ít xuất hiện nhưng không có nghĩa là nó chưa từng xảy ra.
Trong các trường hợp bị mòn men răng, một tỉ lệ nhỏ người bệnh nói rằng họ thường xuyên ăn cam, có thể chính axít trong cam làm men răng mất đi và răng cũng bị mòn.
Một số trường hợp cần tránh dùng nước cam:
Khi đang uống thuốc
Nhiều nghiên cứu hiện đại đã chứng minh, nước cam có chứa nhiều axit nên có thể làm hỏng cấu trúc hóa học của các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống ung thư, huyết áp, từ đó làm giảm tác dụng chữa bệnh của thuốc.
Ngoài ra, trong cam còn có chất gây cản trở quá trình hoạt hóa của các loại men vận chuyển thuốc. Do vậy, tốt nhất khi bạn đang dùng kháng sinh, điều trị ung thư hay huyết áp cao thì không nên uống nước cam.
Uống nước cam trước khi đi ngủ
Bạn không nên uống nước cam vào buổi tối vì nó có đặc tính lợi tiểu, dễ gây mất ngủ. Hơn nữa, nước cam ép cũng chứa nhiều đường và ít chất xơ, do đó có thể làm tăng lượng đường trong máu, khiến bạn dễ gặp ác mộng vào ban đêm.
Không uống gần thời điểm uống sữa
Khi uống nước cam gần thời điểm uống sữa thì protein của sữa sẽ phản ứng với axit tartaric và vitamin C trong cam gây ra hiện tượng chướng, đau bụng, tiêu chảy.
Do đó, không nên ăn hoặc uống nước cam trước hoặc sau khi uống sữa một nhé.
Uống ngay sau khi ăn
Sau khi ăn no, dạ dày phải hoạt động hết công suất để tiêu hóa lượng thức ăn bạn vừa tiêu thụ. Do đó nếu bạn uống nước cam thời điểm này sẽ làm tăng áp lực lên dạ dày, gây tức bụng, khó chịu.
Uống sau khi ăn hải sản
Vì trong hải sản chứa hàm lượng lớn asen pentavenlent độc hại. Bình thường những chất này không gây hại cho cơ thể, nhưng nếu ăn kèm với lượng lớn thực phẩm giàu vitamin C thì lại gây hại cho cơ thể.
Khi vào cơ thể, asen pentavenlent sẽ chuyển hóa thành asen trioxide, hay còn gọi là thạch tín, gây ngộ độc cấp tính, nếu nghiêm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Không ăn cam cùng củ cải
Quá trình tiêu hóa củ cải sẽ sinh ra sulfate. Sau khi sulfate được chuyển hóa, nó sẽ sản xuất một chất chống tuyến giáp - thioxianic axit.Còn khi ăn cam, flavonoid có trong cam sẽ được phân hủy trong đường ruột và thay đổi thành axit hydroxy và acid ferulic.
Nếu bạn ăn cam cùng thời điểm ăn củ cải 2 chất trên có trong cam sẽ ức chế axit thioxianic về tuyến giáp gây bướu cổ.
Không ăn cam lúc đói
Các axit hữu cơ có trong cam sẽ kích thích các màng nhày của thành dạ dày nếu dạ dày đang trong tình trạng trống rỗng, điều này sẽ có hại cho sức khỏe cơ thể.
Ăn cam bao nhiêu là đủ?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hàm lượng vitamin C cần thiết cho mỗi người phụ thuộc vào giới tính, độ tuổi cũng như tần suất sử dụng thuốc lá. Cụ thể như:
- Đối với nam giới (từ 19 tuổi trở lên) cần phải bổ sung 90mg vitamin C mỗi ngày (tương đương với 1 trái cam có đường kính 5cm) trong khi đó nữ giới từ cần 75mg vitamin C mỗi ngày (tương đương với 1 trái cam có đường kính khoảng 4cm).
- Đối với phụ nữ mang thai, lượng vitamin C cần thiết để cung cấp cho cơ thể là 80mg và con số này sẽ tăng lên 120mg khi bước vào giai đoạn cho con bú.
- Đối với trẻ em, bạn chỉ nên cho trẻ ăn nửa trái cam mỗi ngày, kể cả khi bé rất muốn ăn cũng không nên cho ăn nhiều vì có thể xảy ra tình trạng dị ứng cam.
- Đối với người có thói quen hút thuốc lá, bạn phải bổ sung thêm 35mg vitamin C nữa vào hàm lượng mà bạn cần thiết phải bù đắp cho cơ thể bởi vì trong quá trình hút thuốc, các tế bào gốc tự do sẽ tăng lên.
Nha Trang