Một bữa ăn sáng thích hợp sẽ tạo điều kiện cho nạp năng lượng trước khi bắt tay vào làm việc. Nhưng việc ăn quá nhiều thức ăn vào bữa sáng sẽ có tác dụng ngược lại. Vì vậy, tốt nhất bạn nên đặt ra lượng calo vừa đủ cho cơ thể để có chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất với mình.
Dưới đây là những nguy cơ bệnh nếu bạn "ham" ăn sáng quá no:
Mệt mỏi
Ăn quá no sẽ khiến phản ứng của não chậm chạp, đẩy nhanh tốc độ lão hóa của tế bào não. Khi ăn nhiều, máu trong cơ thể phải dồn về dạ dày và ruột để làm việc, máu tưới lên não sẽ giảm khiến bạn thường xuyên ở trong trạng thái mệt mỏi, vật vờ muốn ngủ.
Béo phì
Con người hiện đại thường ăn những thức ăn giàu đạm và chất béo, rất khó tiêu hóa. Chất dinh dưỡng dư thừa trữ trong cơ thể sẽ chuyển hóa thành mỡ dẫn đến hậu quả béo phì và một số bệnh nhà giàu.
Loãng xương
Ăn no lâu ngày sẽ dễ làm xương mất đi chất khoáng, tăng nguy cơ bệnh loãng xương.
Thận
Ăn quá nhiều sẽ làm tổn thương hệ thống tiết niệu, do phải bài tiết quá nhiều chất nonprotein nitrogen (NPN), làm tăng gánh nặng cho thận.
Ảnh hưởng sức khỏe tim mạch
Theo các nghiên cứu khoa học, giữa việc ăn uống và quá trình phát sinh bệnh động mạch vành có mối liên hệ mật thiết. Khi chúng ta ăn quá no, cholesterol tích tụ ở thành động mạch sẽ khiến cho động mạch xơ cứng nhanh, ảnh hưởng xấu tới động mạch vành.
Đặc biệt, việc ăn no vào bữa tối sẽ càng nguy hiểm hơn. Nguyên nhân là do khi ngủ máu lưu thông chậm lại, ăn quá no khiến cho mỡ máu tăng lên, gây ảnh hưởng đến tính đàn hồi của máu và dẫn đến xơ cứng động mạch. Bên cạnh đó, nó còn làm tổn thương tì vị, gây áp lực lên ngực và tim và làm huyết mạch khó lưu thông.
Ăn sáng quá no sẽ làm tăng nguy cơ tích lũy mỡ, hàm lượng cholesterol trong máu và lượng triglycercide trong huyết dịch tăng cao, gây nên một loạt các chứng bệnh. Ảnh minh họa
Dạ dày
Ăn quá no sẽ khiến cho dạ dày và ruột tăng thêm gánh nặng, làm giảm hiệu quả của quá trình tiêu hóa. Tuổi thọ của các tế bào trên niêm mạc dạ dày khá ngắn, 2 -3 ngày sẽ tái tạo một lần.
Nếu bữa ăn trước vẫn chưa tiêu hóa, bữa ăn sau lại dồn tiếp thức ăn vào, thì dạ dày sẽ rơi vào trạng thái căng phồng, niêm mạc sẽ khó có cơ hội hồi phục, dạ dày sẽ tiết ra nhiều dịch vị, phá hỏng niêm mạc. Từ đó gây ra bệnh đau dạ dày, khó tiêu hóa, lâu ngày có thể sẽ bị viêm loét.
Đường ruột
Các nhà khoa học Đài Loan phát hiện, mỡ ách tắc trong ruột sẽ làm cho ruột bị tắc nghẽn, phân có màu đen kèm theo máu.
Ung thư
Các nhà khoa học Nhật Bản đã chỉ ra khi ăn quá no sẽ làm giảm khả năng hoạt động của các gene ức chế tế bào ung thư, tăng xác suất mắc bệnh ung thư.
Bệnh Alzheimer (mất trí ở người già)
Nhóm nghiên cứu đến từ Nhật Bản phát hiện 30-40% người mắc bệnh Alzheimer có thói quen ăn quá no trong suốt một thời gian dài khi còn trẻ.
Nguy cơ mắc đủ loại bệnh
Việc ăn quá no sẽ làm tăng nguy cơ tích lũy mỡ, hàm lượng cholesterol trong máu và lượng triglycercide trong huyết dịch tăng cao, gây nên các chứng bệnh như tắc nghẽn, xơ cứng động mạch máu, cao huyết áp, gan nhiễm mỡ, tiểu đường…
Vân Trang