Sài Gòn những ngày phong toả - Bài 2: Trẻ con khát sữa, bà bầu lo viện phí sinh

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Bên cạnh chuyện gạo cơm cho người lớn, trẻ con và bà bầu trong mùa dịch cũng lắm chuyện phải lo lắng, nghĩ ngợi. Trẻ còn trong tháng thiếu bỉm tã, thiếu sữa bột, trẻ lớn hơn một chút lại thèm sữa tươi. Bà bầu mùa dịch hoang mang khi sắp tới ngày lâm bồn mà không có tiền lo chi phí.

Mượn 2 triệu đi “đẻ”

Bên cạnh chuyện gạo cơm cho người lớn, trẻ con và bà bầu trong mùa dịch cũng lắm chuyện phải lo lắng, nghĩ ngợi. Trẻ còn trong tháng thiếu bỉm tã, thiếu sữa bột, trẻ lớn hơn một chút lại thèm sữa tươi. Bà bầu mùa dịch hoang mang khi sắp tới ngày lâm bồn mà không có tiền lo chi phí.

Sài Gòn những ngày phong toả - Bài 2: Trẻ con khát sữa, bà bầu lo viện phí sinh ảnh 1

Bà bầu mùa dịch hoang mang khi sắp tới ngày lâm bồn mà không có tiền lo chi phí sinh nở

Người phụ nữ xắn áo để lộ bụng bầu tháng cuối của mình để chắc chắn mình không phải đang bịa ra một câu chuyện lừa đảo. Chỉ xin được mượn 2 triệu đồng làm chi phí sinh con sắp tới.

Còn 2 tuần nữa là chị sẽ lâm bồn, trong dịch chỉ ăn cháo và mì gói, thai nhi suy dinh dưỡng chỉ nhót hơn 2kg. Thai nhi bé bỏng, thai phụ mùa dịch đã nhận được sự giúp đỡ hơn cả mong đợi từ những nhà hảo tâm.

Minh Tuyền sống trong khu cách ly hơn 1 tháng, khu nhà trọ em cứ vừa dỡ phong toả này lại đến lượt cách ly kia. Rồi chồng chéo thêm Chỉ thị 16. Con của Tuyền mới hơn 5 tháng, Hóc Môn lại là một huyện ngoại thành vừa hẻo lánh vừa sâu xa nhiều hẻm. Em cẩn trọng, dặt dè “cho em xin loại sữa bột rẻ rẻ tiền thôi, sữa mắc quá sau này em không đủ tiền cho con theo tiếp…”

Quận 9 thuộc thành phố Thủ Đức (TP.HCM) có những con đường sâu hun hút, những Phường, giáp bên này sông Đồng Nai. Ô tô chạy hết 18km, nhầm lẫn bao nhiêu ngõ quanh co, qua rất nhiều chốt thì cũng đến được chỗ của vợ chồng Thảo. Thấy ghi chú trong danh sách “Hộ bị phong toả 20 ngày, trẻ em 8 tháng hết sữa 10 ngày. Gấp!”

Hai vợ chồng Thảo đứng bên kia chốt chắp tay khẩn khoản cảm ơn.

“Không cần vậy mà, chúc em bé mạnh khoẻ, gia đình bình an”. Rồi đi.

“Người ta đã khổ lắm rồi, anh em trao quà đừng ai bắt họ đứng ra cho chụp hình, họ ngượng, tội!”.

Thế nhưng, người được giúp đỡ vẫn chụp hình ảnh gửi lại, để cảm ơn, để khẳng định đội vận chuyển đã giao đúng lời hứa. Sài Gòn đẹp, Sài Gòn hào sảng, nên lòng người hào sảng, tận tâm.

Những con hẻm nhiều, rất nhiều gạch chồng chéo, những con đường Sài Gòn tôi lần đầu nghe tên càng đi càng xa diệu vợi. Có lần, người phụ nữ xin 15 phần sữa cho trẻ con của khu phố, khu phố ấy nghèo, dân tạm cư nghèo mà trẻ em trong mùa dịch thèm nhất chỉ một hộp sữa tươi. Nghe chị kể thì cũng hiểu, thương gì cho bằng thương con trẻ khát sữa, thèm ăn.

Tri ân hào sảng Sài Gòn

Sài Gòn những ngày phong toả - Bài 2: Trẻ con khát sữa, bà bầu lo viện phí sinh ảnh 2

Người viết ghi chép này không phải là người đứng ra tổ chức giúp đỡ bà con khó khăn trong dịch, bởi đôi lúc câu từ sẽ khiến nhiều người hiểu nhầm, nên tôi nghĩ mình cần minh định đến bạn đọc.

Anh em chúng tôi chỉ là người trong cơn hoạn nạn chung của thành phố mà nghĩ mình cần làm đôi chút gì đó. Cho đến bây giờ, chúng tôi thậm chí chưa biết tên đầy đủ, thông tin của nhau, chỉ nhớ một cái tên theo danh xưng.

Đó là anh Kiệt, một giám đốc công ty công nghệ, từ đêm đầu tiên đã lái xe vận chuyển hàng, rồi ngày ngày đều đặn chở lương thực đi đến từng nhà, từng hẻm, từng phường. Có lần anh bị các chốt kiểm tra bắt quay xe, bị làm khó. Những nghĩ anh sẽ quay về nghỉ ngơi, nhưng không, anh nài nỉ xin được đi, vì sợ lỡ việc bà con sẽ đói.

Sài Gòn những ngày phong toả - Bài 2: Trẻ con khát sữa, bà bầu lo viện phí sinh ảnh 3

Cho đến bây giờ, chúng tôi thậm chí chưa biết tên đầy đủ, thông tin của nhau, chỉ nhớ một cái tên theo danh xưng...

Đó là anh Phương Trang, chị Mai, một nhà hàng giữa khu sầm uất biến thành kho chứa hàng, nhân viên anh chị làm sớm làm khuya, tất bật, mồ hôi lã chã vẫn một dạ hai thưa trông rất hiền lành.

Sài Gòn những ngày phong toả - Bài 2: Trẻ con khát sữa, bà bầu lo viện phí sinh ảnh 4

Đó là một đội nhận tình huống, xác minh và điều phối từ xa, những người không ở Sài Gòn nhưng trái tim hướng về Sài Gòn, tôi không nhớ tên mấy. Em tên Trúc, em tên An Trương… và nhiều nữa.

Những đêm cả nhóm thức trắng, nhắn gửi, tìm hiểu mỗi lời than cầu. Sữa bột loại này, tháng này, tuổi này… không thể nhầm lẫn.

Đó còn là anh Trần Đình Bảo, miệt mài, hào hiệp, đến độ con trai hờn, không nhìn mặt vì ở mãi trong phòng lo việc Sài Gòn…

Trần Đình Bảo (Bảo Suzu) “Làm thiện nguyện nhiều năm, lần đầu khóc nhiều đến vậy!”

Sài Gòn những ngày phong toả - Bài 2: Trẻ con khát sữa, bà bầu lo viện phí sinh ảnh 5

Anh Trần Đình Bảo đã đồng hành cùng bà con khó khăn mùa dịch từ chiến dịch "Nghỉ dịch không ăn hại" đến "Lội dịch cùng bà bầu".

“Hơn mười năm qua tôi đã vận động và đi làm từ thiện khắp nơi, có nơi đỉnh đầu, có nơi cuối mũi trời tổ quốc. Nhưng hôm nay, khi làm cho bà con mình ở Sài Gòn trong cơn đại dịch, tôi lại khóc rất nhiều”.

Sài Gòn tôi nương náu cả quãng đời trai trẻ, có thăng trầm, có đau thương, có mất mát thì cũng chỉ cá nhân mình. Nhưng hôm nay, chứng kiến người Sài Gòn mất mát, mới cảm nhận hết cái cơ cực phận người.

Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về một cái tên thật đẹp cho nhóm mình, nhưng rồi bản tính tôi là vậy, cứ đi thẳng vào trọng tâm, vậy nên “Nghỉ dịch không ăn hại” ra đời.

“Nghỉ dịch không ăn hại” không phải của riêng tôi mà của hết tất cả anh em nào muốn đóng góp, chung sức vào ủ ấm Sài Gòn, và vô cùng cảm động khi được anh em bè bạn nhận làm tình nguyện viên shipper, các nhà hảo tâm hào sảng, chân thành giúp kinh phí một cách tin tưởng tuyệt đối.

Sài Gòn những ngày phong toả - Bài 2: Trẻ con khát sữa, bà bầu lo viện phí sinh ảnh 6

Chúng ta may mắn có một gia đình, có đủ bình an trong dịch, có thể còn làm được điều gì đó tốt đẹp cho cộng đồng..

Tôi muốn làm nhiều hơn vậy, nhiều hơn nữa cho bà con Sài Gòn, nhưng thời điểm mà thành phố và những chủ trương kiên quyết dập dịch, hạn chế về di chuyển cũng như an toàn cho đội shipper, tôi đành dừng ở 1.500 phần quà gửi bà con. 1.500 phần quà này không phải của tôi, là của tất cả anh chị em dù có phải là người Sài Gòn hay không, họ ở khắp nơi, từ mối thân giao, sơ giao mà chung tay cùng tôi đóng góp, sẻ chia với đồng bào. Tôi thay mặt những người được giúp đỡ gửi lời tri ân đến tất cả những nhà hảo tâm đã đồng hành cùng tôi và nhóm.

Những đứa trẻ nhà tôi bú sữa mẹ đến tận hơn 2 tuổi, tôi có rành gì về sữa bột đâu. Người nhắn loại này, người dặn số kia, loạn hết cả đầu, may mà còn chưa có gì sai sót.

Sài Gòn những ngày phong toả - Bài 2: Trẻ con khát sữa, bà bầu lo viện phí sinh ảnh 7

Một dự án tử tế mà anh đang khởi động, với anh Bảo "Không ai cần giúp đỡ gấp hơn bà bầu và trẻ em lúc này".

Chúng ta may mắn có một gia đình, có đủ bình an trong dịch, có thể còn làm được điều gì đó tốt đẹp cho cộng đồng. Ngưng "Nghỉ dịch không ăn hại" được một tuần mà những tiếng kêu cầu trợ giúp vẫn còn đó, tôi quyết định cùng nhóm trở lại với chiến dịch “Lội dịch cùng bà bầu”. Tôi tin rằng, không ai cần giúp đỡ khẩn cấp hơn bà bầu, trẻ em lúc này.

(Bài 3: Oxy, hơi thở cho người F0)

Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.