Trứng là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Lượng chất đạm (Protit) trong trứng chiếm 12-14% (khoảng từ 6-8gam), có đầy đủ các axit amin cần thiết thích hợp với nhu cầu cơ thể. Lượng chất béo (Lipit) trong trứng chiếm từ 11-13% (khoảng từ 5-7 gam), tập trung ở lòng đỏ, phần lớn là axit béo không no.
Trứng còn cung cấp nhiều nguồn vitamin nhóm B, A, D và caroten, giàu phot-pho, có lượng canxi thấp nhưng lại đồng hóa tốt, có nhiều lưu huỳnh và một số chất vi lượng khác. Lòng đỏ trứng chứa 1,8% cholesterol (khoảng 0,20 gam), nhưng lại chứa 8,6% lecitin (khoảng 2,4 gam). Trứng là nguồn thực phẩm động vật duy nhất chứa lecitin- cao hơn nhiều so với cholesterol.
Trong các gia đình, trứng có mặt nhiều trong các bữa ăn, và nhiều bà nội trợ có thói quen bỏ trứng trong tủ lạnh để dự trữ. Tuy nhiên bạn không hề biết rằng đây lại là một thói quen sai lầm.
Tại sao không nên bảo quản trứng trong tủ lạnh?
- Cánh tủ lạnh luôn có giá để bạn để trứng, nhưng không nên để trứng ở chỗ này bởi nhiệt độ bình thường làm sinh sôi các vi khuẩn salmonella enteritidi (vi khuẩn này có trong lòng đỏ của trứng).
- Cánh cửa tủ lạnh luôn được mở ra thường xuyên vì thế nhiệt độ ở cánh cửa không đều, thay đổi liên tục khiến trứng sẽ rất nhanh hỏng.
Làm thế nào để bảo quản trứng trong tủ lạnh?
Theo các chuyên gia nếu bạn muốn bảo quản trứng trong tủ lạnh thì trước tiên cần phải rửa sạch trứng, sau đó cho trứng vào hộp carton rồi mới cất bên trong ngăn mát tủ lạnh.
Nếu đã cất trứng trong tủ lạnh thì nên để luôn trong tủ, không lấy ra và để ở môi trường ngoài. Vì lúc này, nhiệt độ bên ngoài cao sẽ khiến những hạt nước li ti đọng trên vỏ thấm vào trứng, làm giảm khả năng chống vi khuẩn nên trứng sẽ mau hỏng hơn.
Lưu ý:
Trứng lưu trữ trong tủ lạnh cũng chỉ nên để từ 3-5 tuần. Trứng đã cho ra khỏi tủ lạnh thì dùng trong 2 tiếng, nếu để lâu trứng sẽ hỏng.
Khi mua trứng bạn nên chọn loại trứng được lưu trữ ở nơi mát mẻ; kiểm tra để chắc rằng trứng không bị nứt hoặc bẩn; bảo đảm trứng không quá hạn; chỉ chọn mua trứng đã kiểm dịch.
Q.Mai