Sai phạm chưa hồi kết tại Đại học Luật TP.HCM - bài 2: Thanh tra nhiều lần vẫn chưa dứt điểm được 'lùm xùm'

(Ngày Nay) - Từ cuối năm 2017, liên tục có đơn tố các lãnh đạo, viên chức tại Trường Đại học Luật TP.HCM (ĐH Luật) có sai phạm. Bộ GD&ĐT đã thụ lý giải quyết tố cáo, thành lập tổ xác minh tố cáo. Kết quả, xác minh các nội dung tố cáo hầu hết đều có cơ sở.

Bộ GD&ĐT tạo rất nhiều lần thanh tra ĐH Luật TP.HCM, nhưng những “lùm xùm” vẫn chưa có hồi kết. Ảnh: Ngọc Giàu
Bộ GD&ĐT tạo rất nhiều lần thanh tra ĐH Luật TP.HCM, nhưng những “lùm xùm” vẫn chưa có hồi kết. Ảnh: Ngọc Giàu
Tuy đã có kết luận thanh tra, nhưng việc xử lý sai phạm lại có nhiều “khúc mắc” khiến một số giảng viên bức xúc, lại tiếp tục tố cáo, tiếp tục thanh tra,… đến nay vẫn chưa dứt điểm hoàn toàn.
Nhiều sai phạm trong công tác quản lý viên chức
Năm 2017, một số giảng viên của trường ĐH Luật TP.HCM đã làm đơn tố cáo bà Mai Hồng Quỳ - Hiệu trưởng trường ĐH Luật lúc bấy giờ (về hưu năm 2018). Bộ GD&ĐT đã thụ lý đơn và lập tổ xác minh đối với các nội dung tố cáo.
Theo Kết luận Thanh tra số 1045/KL-BGDĐT của Bộ GD&ĐT ngày 29/12/2017, bà Mai Hồng Quỳ sai phạm trong việc bố trí kế toán trưởng. Cụ thể, ký hợp đồng thuê bà Bùi Hiếu Hạnh làm kế toán trưởng chưa đúng thủ tục. Vi phạm quy định tại khoản 1, Điều 3, Luật Viên chức khi bổ nhiệm bà Nguyễn Thu Hương giữ chức vụ Phó trưởng Phòng Kế hoạch - Tài chính.
Bà Mai Hồng Quỳ còn giao bà Lê Thị Hoài An phụ trách kế toán khi chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng đã hết hạn. Xét tuyển đặc cách đối với bà An chưa đúng quy định về trình tự thủ tục. Bà Lê Thị Hoài An, chính là người đang thi hành kỷ luật nhưng được bầu cử vào Hội đồng trường nhiệm kì 2020 - 2025.
Sai phạm chưa hồi kết tại Đại học Luật TP.HCM - bài 2: Thanh tra nhiều lần vẫn chưa dứt điểm được 'lùm xùm' ảnh 1

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ GD&ĐT xử lý đơn kiến nghị của nhiều giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM. Ảnh: Ngọc Giàu 

Đáng chú ý là sai phạm liên quan đến ông Lê Trường Sơn, em rể bà Quỳ. Bà Quỳ đã phân công ông Sơn làm phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo hệ Vừa làm vừa học giai đoạn 2013 - 2016 không đúng quy định. Bởi với vai trò phụ trách đào tạo hệ vừa làm vừa học, thì yêu cầu người phụ trách phải có trình độ tiến sĩ, trong khi tại thời điểm đó, ông Sơn vẫn chỉ ở trình độ thạc sĩ.
Thanh tra Bộ GD&ĐT đã chỉ ra sai phạm, yêu cầu xử lý, chấn chỉnh, khắc phục những sai phạm nói trên. Những tưởng những sai phạm về luật tại ĐH Luật TP.HCM đã chấm dứt, nhưng không, đến năm 2018 lại tiếp tục có đơn tố cáo ông Lê Trường Sơn. Thanh tra Bộ GD&ĐT lại 1 lần nữa thành lập Tổ Xác minh đơn tố cáo đối với ông Lê Hồng Sơn.
Qua xác minh, Thanh tra Bộ GD&ĐT đã chỉ ra nhiều nội dung tố cáo là có cơ sở. Cụ thể, ông Lê Trường Sơn giữ ngạch giảng viên 23 năm, hưởng phụ cấp thâm niên 21%, trong khi từ năm 1996, ông Sơn không trực tiếp giảng dạy, không đảm bảo số định mức giờ chuẩn giảng dạy của chức danh giảng viên.
Ông Sơn còn sai phạm trong việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu sinh. Ông Sơn được công nhận nghiên cứu sinh từ ngày 23/02/2009, hình thức đào tạo không tập trung, thời gian đào tạo là 3 năm, nhưng chỉ trong 2 ngày (3- 4/6/2013), theo đề nghị của ông Sơn, nhà trường đã có quyết định thay đổi người hướng dẫn và đổi đề tài đối với luận án tiến sĩ của ông Sơn. Trong chương trình đào tạo tiến sĩ, ông Sơn cũng không học đầy đủ các học phần theo quy định.
Sai phạm về tài chính
Tuy đã thanh tra nhiều lần, cùng với họp kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc về các sai phạm nhưng sau đó, ĐH Luật TP.HCM lại tiếp tục xét tuyển đặc cách cho bà Mai Quốc Thu Trang, thủ quỹ của trường. Việc xét tuyển đặc cách này theo Thanh tra Bộ GD&ĐT kết luận là không đúng quy định tại Thông tư 15/2012/TT-BNV khi tuyển vị trí thủ quỹ, bởi bà Trang chỉ có bằng Cao đẳng Công nghệ thông tin chính quy, loại Trung bình khá.
Từ 31/7/2013 - 4/4/2018, bà Trang đã tự ý mở tài khoản cá nhân để nhận các khoản tiền học lại của hệ Vừa làm vừa học, tiền học bổ sung hoàn thiện kiến thức, tiền từ Trung tâm Anh ngữ VASS - ĐH Luật và các khoản chi tiền mặt của trường… lên đến hơn 26 tỷ đồng.
Đáng chú ý, bà Mai Quốc Thu Trang cũng có mối quan hệ gần gũi với gia đình bà Mai Hồng Quỳ, bà Trang con của chú ruột bà Quỳ. Bà Trang sau đó đã phải nhận quyết định kỷ luật khiển trách của ĐH Luật TP.HCM, theo thông báo số 114/TB-ĐHL, ngày 20/2/2020.
Sai phạm chưa hồi kết tại Đại học Luật TP.HCM - bài 2: Thanh tra nhiều lần vẫn chưa dứt điểm được 'lùm xùm' ảnh 2

Việc giảng viên liên tục có đơn tố cáo lãnh đạo, khiến nhiều người lo ngại sẽ ảnh hưởng xấu đến môi trường giáo dục tại trường này. Ảnh: Ngọc Giàu

Cho rằng có dấu hiệu bao che, tiếp tay sai phạm, cùng với nhiều vấn đề vướng mắc khác tại ĐH Luật TP.HCM, một số giảng viên tại đây đã tiếp tục gửi đơn tố cáo, đơn kiến nghị đến nhiều cấp.
Và mới đây, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, yêu cầu Bộ trưởng Bộ GD & ĐT xử lý đơn kiến nghị xem xét lại Kết luận thanh tra số 110 của Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT theo quy định tại Điều 21, Thông tư số 07/2014/TT- TTCP, ngày 31/10/2014 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh và Nghị định số 69/2017/NĐ- CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ GD&ĐT; chịu trách nhiệm về kết quả giải quyết khách quan, đúng quy định của pháp luật, thông báo công khai cho người kiến nghị biết và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 1/8/2020.
Những “lùm xùm” chưa hồi kết tại ĐH Luật TP.HCM, khiến rất nhiều người lo ngại sẽ ảnh hưởng xấu đến môi trường giáo dục tại nơi đây.
Ảnh minh họa
Sự kế thừa, phát triển những giá trị của Quốc hiệu Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
(Ngày Nay) - Trải qua quá trình lao động sản xuất không ngưng nghỉ nhằm thích ứng với tự nhiên và ứng phó với những yếu tố bên ngoài, sự xuất hiện của quốc hiệu Việt Nam là thành quả nỗ lực lớn lao của cộng đồng người Việt, mở ra trang mới trong lịch sử dựng nước, giữ nước dân tộc ta.
Đoàn tàu của ngư dân Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đang di chuyển thỉnh Ông ngoài tại Lễ hội Nghinh Ông.
Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thu hút du khách gần xa
(Ngày Nay) - Ngày 29/4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề (Sóc Trăng) tổ chức lễ hội Nghinh Ông Nam Hải năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn ở khu vực duyên hải Tây Nam Bộ, với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, biển lặng, gió hòa, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Đối với người trẻ Trung Quốc, sự độc lập của cá nhân là nền tảng và ưu tiên hàng đầu của việc hẹn hò và các mối quan hệ. Ảnh: Weixin
Trung Quốc: Giới trẻ chuộng hẹn hò "độc thân"
(Ngày Nay) - Giới trẻ ở Trung Quốc đang ngày càng áp dụng những cách tiếp cận mới trong việc hẹn hò và xây dựng các mối quan hệ, sự thay đổi được phản ánh qua việc dân số độc thân ở nước này ngày càng gia tăng.
Ấn tượng và tự hào về Carnaval đầu tiên trên biển tại Quảng Ninh
Ấn tượng và tự hào về Carnaval đầu tiên trên biển tại Quảng Ninh
(Ngày Nay) - Với chủ đề “Bừng sáng cùng Kỳ quan”, Carnaval Hạ Long 2024 diễn ra vào tối 28/4, tại khu du lịch Bãi Cháy, lần đầu tiên được tổ chức trên biển được ví như bữa tiệc của âm nhạc và ánh sáng, đã mang tới cho du khách nhiều cảm xúc về vùng đất Quảng Ninh với nhiều nét văn hóa đặc sắc, khởi động một mùa du lịch mới.