Sản phẩm OCOP mới của Mai Sơn

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Hiện nay, huyện Mai Sơn đang có 3 sản phẩm đạt OCOP 4 sao chế xuất từ sâm, gồm: Cao sâm, rượu cao sâm và rượu sâm Ngọc Linh của Công ty TNHH một thành viên đầu tư xây dựng Thành Long. Sâm Ngọc Linh là cây dược liệu quý, có giá thành cao đang được trồng tại huyện Mai Sơn.
Sản phẩm cao, rượu sâm Ngọc Linh trưng bày tại lễ khánh thành Trung tâm chế biến rau, củ, quả DOVECO.
Sản phẩm cao, rượu sâm Ngọc Linh trưng bày tại lễ khánh thành Trung tâm chế biến rau, củ, quả DOVECO.

Năm 2021, Công ty TNHH một thành viên đầu tư xây dựng Thành Long đã đăng ký sản phẩm cao, rượu sâm Ngọc Linh tham gia sản phẩm OCOP của tỉnh. Trước khi tham gia chương trình, Công ty đầu tư gần 1 tỷ đồng xây dựng quy trình sản xuất đồng bộ, khép kín từ nhà xưởng sản xuất đến dây chuyền máy nấu, sấy tiệt trùng; hoàn thiện các phòng lạnh lưu giữ các sản phẩm rượu, cao, đảm bảo điều kiện về nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm...

Ông Nguyễn Chí Long, Giám đốc Công ty, cho biết: Sau nhiều năm đi học tập kinh nghiệm trồng sâm Ngọc Linh tại Quảng Nam, Kon Tum, tôi nhận thấy vùng đất Sơn La có đầy đủ các yếu tố về khí hậu, độ cao... đáp ứng cho cây sâm Ngọc Linh sinh trưởng, phát triển, nên tôi đã quyết tâm trồng ở Sơn La. Mất 3 năm đi khắp các cánh rừng già thuộc các xã vùng cao của Sơn La để trồng thử nghiệm từ hạt giống đến các cây giống từ 1-3 năm tuổi... Đất không phụ công người, năm 2019, gieo trồng thành công bằng hạt giống với tỷ lệ hạt nảy mầm và phát triển tốt, đạt trên 90% tại tán rừng già bản Sam Ta, xã Chiềng Chung, huyện Mai Sơn.

Nhờ nắm chắc kỹ thuật trồng, chăm sóc, Công ty đã nhân thành công giống sâm và được Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép lưu hành giống sâm tại các tỉnh phía Bắc. Tháng 7/2022, Công ty được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng đối với sâm Ngọc Linh, với thời gian bảo hộ 20 năm.

Theo kết quả phân tích hàm lượng 17 acid amin có trong cao sâm Ngọc Linh Thành Long Sơn La và các loại cao sâm khác có mặt trên thị trường, do Trung tâm phân tích và giám định thực phẩm quốc gia - Viện Công nghiệp thực phẩm thực hiện, các acid amin quan trọng như acid aspartic, serine, glutaminc acid, glycine... trong cao sâm Ngọc Linh Thành Long Sơn La đều có giá trị vượt trội.

Đặc biệt, tháng 4/2023 vừa qua, kết quả của Viện Dược liệu cho thấy, hoạt chất majonosid R2 (hợp chất chính đặc trưng cho sâm Việt Nam) trong mẫu sâm Ngọc Linh của Công ty đạt tới 5,74%.

Sau gần 1 năm, 3 sản phẩm từ cao và rượu sâm Ngọc Linh được UBND tỉnh công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao đã giúp nâng cao giá trị sản phẩm cho doanh nghiệp. Hiện nay, Công ty đang trồng, chăm sóc khoảng 9.000 m2 sâm (trong đó có 6.000 m2 trồng tập trung); khoảng 20.000 cây sâm 4-5 năm tuổi, 40.000 cây 2 năm tuổi, 100.000 cây giống mới trồng. Sâm có tuổi đời lâu nhất là hơn 10 năm. Tổng giá trị từ cây sâm khoảng 100 tỷ đồng.

Sâm tươi được Công ty bán với giá 60-80 triệu đồng/kg, tùy từng loại. Năm 2022, Công ty thu hoạch hơn 100 kg sâm Ngọc Linh. Hiện, đang thuê 6 lao động làm việc thường xuyên với mức thu nhập 6 triệu đồng/người/tháng và thuê 50-60 lao động thời vụ.

Như vậy, với 3 sản phẩm OCOP mới được công nhận từ cao sâm, rượu sâm Ngọc Linh, huyện Mai Sơn đã nâng tổng số nông sản đặc sản của địa phương được chứng nhận OCOP lên 12 sản phẩm, đạt tiêu chuẩn từ 3 đến 4 sao. Các sản phẩm sau khi được công nhận OCOP đều có tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của người dân. Các doanh nghiệp, HTX có sản phẩm đạt OCOP cũng quan tâm đến việc chế biến sâu, tạo ra sản phẩm chất lượng cao hơn, có năng lực, quy mô sản xuất lớn, đáp ứng nhu cầu thị trường...

Ông Nguyễn Khắc Hào, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mai Sơn, cho biết: Huyện vừa hoàn thiện kế hoạch chuẩn hóa và đánh giá, phân hạng các sản phẩm tham gia chương trình OCOP trên địa bàn huyện Mai Sơn năm 2023. Mục đích chuẩn hóa các sản phẩm đặc trưng, có tiềm năng và thế mạnh của địa phương tham gia chương trình OCOP năm 2023, từ đó, lan tỏa mạnh mẽ chương trình đến các chủ thể, các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện. Tạo cơ hội các chủ thể có sản phẩm được sử dụng nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm OCOP có logo gắn sao để in, dán trên bao bì, nhãn mác các sản phẩm khi tiêu thụ tại thị trường trong và ngoài nước.

Đồng hành với các doanh nghiệp, huyện Mai Sơn sẽ hỗ trợ xây dựng hồ sơ sản phẩm, gồm hồ sơ tự công bố chất lượng sản phẩm, tem truy xuất nguồn gốc, kế hoạch bảo vệ môi trường, kế hoạch kiểm soát chất lượng sản phẩm, câu chuyện sản phẩm... Hỗ trợ củng cố, thiết kế, in bao bì, nhãn mác sản phẩm; hỗ trợ truyền thông, quảng cáo, xúc tiến thương mại theo chương trình OCOP, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, phát huy tiềm năng, lợi thế, đổi mới tư duy, phương thức sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân.

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).
Tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh: THX/TTXVN
WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ thứ hai
(Ngày Nay) - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố việc cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine LC16m8 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vaccine kịp thời tại các cộng đồng đang bùng phát dịch đậu mùa khỉ.