Sản phụ Trung Quốc sợ sinh con trong mùa dịch

(Ngày Nay) - Lo sợ dịch bệnh, nhiều sản phụ Trung Quốc chọn cách vượt cạn một mình, luôn giữ con ở bên hay chọn những cơ sở y tế đắt tiền để tránh nguy cơ nhiễm bệnh.
Các sản phụ sẽ được nhân viên y tế đón tận nhà tới bệnh viện. Ảnh: AFP
Các sản phụ sẽ được nhân viên y tế đón tận nhà tới bệnh viện. Ảnh: AFP

Sinh con một mình

Xie - một bà mẹ trẻ, cho biết cô đã hạ sinh con gái ở Vũ Hán vào đầu tháng này, mà không có người nhà bên cạnh bởi không ai được phép vào bệnh viện cùng cô.

Vì đường xá bị chặn, cô không được đi viện để khám kiểm tra trước khi sinh và cũng rất lo sợ sẽ bị lây nhiễm chéo khi tới bệnh viện.

"Họ chỉ cho phép tôi rời khỏi khu nhà khi biết tôi sắp sinh", Xie nói, cho biết cô đã lựa chọn bệnh viện phụ sản đặc biệt để sinh con. "Khi tôi đến đó, chỉ còn một khu giường trống".

"Trong thời gian ở bệnh viện, tôi luôn đeo khẩu trang, đi găng tay và rửa tay rất thường xuyên. Tôi hiếm khi rời khỏi phòng bệnh của mình", cô nhớ lại.

Hiện có khoảng 56 triệu người ở Vũ Hán và các thành phố khác trong tỉnh Hồ Bắc đã bị cách ly kể từ cuối tháng 1 do sự lây lan của dịch Covid-19.

Sản phụ Trung Quốc sợ sinh con trong mùa dịch ảnh 1

Một người chồng ở bên cạnh vợ mình khi lâm bồn trong mùa dịch. Ảnh: AFP

Theo truyền thông Trung Quốc, những sản phụ như Xie sẽ được các nhân viên y tế và tình nguyện viên đưa đi bệnh viện thay cho người nhà.

Tuy nhiên, không phải ai cũng sinh đẻ thuận lợi như Xie. 

Xu Tingting - một phụ nữ sống tại thành phố Hoàng Cương, cho biết mình gần như phải vật lộn để tìm phương tiện đến bệnh viện khi cô chuyển dạ hai tuần trước ngày dự sinh.

"Cứ sau 10 phút tôi lại có một cơn co thắt và phải bảo bố mẹ đưa tôi đến bệnh viện. Họ mất gần hai giờ để tìm xe. Tôi đã thực sự hoảng loạn và tính tới phương án sinh tại nhà.

Chồng tôi thì đang ở một thành phố khác và không được phép về nhà. May thay, một người chủ hàng tạp hóa trong khu tập thể của chúng tôi đã đồng ý đưa tôi tới viện bằng xe chở hàng của anh ấy", Xie hồi tưởng.

Cả hai bà mẹ trẻ là Xie và Xu đều lo lắng về việc đi tiêm phòng cho con mình trong những ngày dịch bệnh.

"Tôi vẫn chưa biết phải làm gì. Vẫn còn 20 ngày tới thời hạn con tôi phải tiêm vaccine, tôi hy vọng lúc đó tình hình đã được kiểm soát", Xie nói.

"Tôi rất sợ..."

Với khoảng 80.000 ca nhiễm bệnh trên toàn quốc và hơn 2.900 ca tử vong trên toàn quốc, không chỉ các bà mẹ tại Hồ Bắc mới lo lắng cho sức khỏe của con mình và bản thân.

Sản phụ Angelika Fu sống tại Bắc Kinh, dự sinh trong hai tuần nữa, đã chọn một bệnh viện tư nhân để sinh con mặc dù chi phí cao gấp 10 lần bệnh viện thường.

"Chúng tôi đã chọn một bệnh viện tư, mặc dù tốn kém hơn, nhưng chúng tôi muốn tránh đám đông và cảm thấy an toàn với lựa chọn này", cô nói.

Sản phụ Trung Quốc sợ sinh con trong mùa dịch ảnh 2

Các phụ huynh Trung Quốc rất thận trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cho con em. Ảnh: Reuters

Fu cho rằng cô đang cố giữ bình tĩnh nhưng cô đã có "một số khoảnh khắc bị kích động".

"Tôi nghĩ rằng tình hình đang ngày càng tốt hơn và nguy cơ bị lây nhiễm chéo trong bệnh viện thấp hơn nhiều so với một tháng trước. Ít nhất, đó là điều tôi muốn tin", Fu nói.

Các nhà cung cấp dịch vụ sức khỏe tâm thần cũng đã ghi nhận sự gia tăng số lượng cuộc gọi từ những sản phụ.

"Trong tháng vừa qua, hàng chục phụ nữ mang thai và các bà mẹ trẻ đã gọi cho chúng tôi để chia sẻ cảm giác căng thẳng hoặc lo lắng", một tình nguyện viên tại Hiệp hội Cơ đốc giáo Quốc tế Bắc Kinh, điều hành một đường dây nóng về sức khỏe tâm thần, cho biết.

"Dịch bệnh đã tạo ra sự không chắc chắn và gián đoạn đối với cuộc sống bình thường, điều này đang đè nặng lên nhiều bà mẹ", người này nhận định.

Theresa Ying sinh con ở Bắc Kinh hai ngày sau khi Vũ Hán bị phong tỏa.

"Tôi đã rất lo lắng. Vào thời điểm đó chúng tôi không có được thông tin gì liên quan tới virus corona và điều khiến tôi thấy căng thẳng.

Để tiêm vaccine cho em bé, chúng tôi đã nhờ một người bạn mua thuốc từ Singapore và trả tiền cho một y tá tới nhà để tiêm hộ. Việc này rất tốn kém, nhưng tôi sợ phải đưa con ra ngoài", Ying nói.

Tỷ lệ sinh giảm

Dịch Covid-19 bùng phát vào thời điểm tỷ lệ hôn nhân và sinh đẻ của Trung Quốc suy giảm đáng kể, mặc dù đã bãi bỏ chính sách sinh một con.

Yi Fuxian, nhà khoa học cao cấp tại Đại học Wisconsin-Madison của Mỹ, cho biết sự hỗn loạn mà dịch bệnh tạo ra có thể sẽ tác động đến dân số Trung Quốc.

"Dịch Covid-19 sẽ dẫn đến sự sụt giảm thêm về tăng trưởng GDP, thất nghiệp tăng, thu nhập hộ gia đình giảm kéo theo đó là giảm khả năng nuôi con, vì vậy tỷ lệ sinh sẽ tiếp tục giảm", Yi nói.

Theo AFP
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.