Sắp có ‘máu nhân tạo’ phục vụ các ca cấp cứu khẩn

(Ngày Nay) - Máu nhân tạo sẽ là bước tiến lớn của y học bởi chúng không chứa nguy cơ mắc bệnh từ người hiến tặng cũng như giúp bổ sung vào ngân hàng máu trong quá trình chữa trị cho bệnh nhân. 
Sắp có ‘máu nhân tạo’ phục vụ các ca cấp cứu khẩn

Một công ty của Anh có tên SpheriTech đang phát triển một loại chất lỏng mang tính đột phá được gọi là SpheriSome Hb. Giống như máu thật, chất lỏng này có thể mang oxy halogen dựa trên hemoglobin dùng để truyền máu cho bệnh nhân. Công ty tuyên bố loại máu tổng hợp này có thể cách mạng hóa việc điều trị các bệnh nhân chấn thương. Không giống máu người hiến tặng, loại máu nhân tạo này sẽ không có nguy cơ nhiễm bệnh.

Hiện này, công ty Khoa học hàng đầu này đã nhận được một số tiền tài trợ từ quỹ nghiên cứu Innovate UK của Anh để tiếp tục phát triển sản phẩm.

Trong nhiều năm, các nhà khoa học đã nghiên cứu hợp chất có thay thế máu người. Một nghiên cứu dựa trên hemoglobin của bò, đang được thử nghiệm tại Hoa Kỳ còn NHS đang tìm cách phát triển các tế bào hồng cầu được làm từ tế bào gốc của người.

Tiến sĩ Don Wellings, người sáng lập SpheriTech, trụ sở tại Runcorn, Cheshire, cho biết: "Việc sử dụng máu hiến tặng trong điều trị truyền máu, có hiệu quả trong việc phục hồi oxy trong cơ thể người nhận nhưng cũng đem đến nhiều hạn chế. Mặc dù có nhiều xét nghiệm giúp phát hiện mầm bệnh trong máu, nhưng quy trình này không thể hoàn toàn loại bỏ nguy cơ. Bên cạnh đó, máu của người nhận và người hiến phải tương thích nhau mới có thể dùng để truyền.

Ông giải thích thêm: “Việc trì hoàn điều trị do thiếu máu cũng như thời hạn sử dụng còn hạn chế của máu thật cũng là điểm trừ cho các trường hợp cấp cứu khẩn cấp. Thủ tục lưu trữ máu hiến tặng cũng giới hạn khả năng sử dụng máu trong nhiều trường hợp. Những hạn chế này càng trở nên trầm trọng hơn trong các tình huống khẩn cấp như trên chiến trường, khu vực thiên tai, các cuộc khủng bố hay các loại tai nạn khác.

Ở một số nước phát triển, không có nhiều tình nguyện viên tham gia hiến máu dẫn đến tình trạng thiếu máu cho các hoạt động cấp cứu hàng ngày. Còn ở các nước đang phát triển, việc tiếp cận nguồn máu an toàn cũng gặp khó khăn do việc kiểm soát các tác nhân gây bệnh trong máu vẫn chưa được thực hiện nghiêm ngặt".

Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới, máu của 82% dân số thế giới không đảm bảo an toàn.

Tuy nhiên, mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực để đưa ra các hợp chất thay thế máu từ những năm 1980, vẫn chưa có một sản phẩm nào có thể sử dụng cho các ca cấp cứu ở Mỹ và Châu Âu. Bởi vậy, sản phẩm mới này hứa hẹn sẽ là bước vọt lớn của ngành y tế.

Tiến sĩ Wellings nói rằng ngoài các đặc tính độc đáo, hợp chất SpheriSome Hb cũng có khả năng được bài tiết từ cơ thể. Ngoài ra nó sẽ không tích tụ trong các mô khác, không độc, không gây miễn dịch, không kháng nguyên và không gây ung thư.

Theo VTC

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).