Sát giờ rút về 10 số, đại lý gấp rút gom SIM 11 số đẹp

Gần tới ngày 15/9, nhiều chủ SIM 11 số liên tục bị các đại lý SIM số đẹp nhắn tin, gọi điện đề nghị mua số với giá từ hàng triệu tới hàng chục triệu đồng tùy "độ đẹp".
Thị trường SIM 11 số đẹp đang sôi động trước thời điểm 15/9. Ảnh: Ngô Minh.
Thị trường SIM 11 số đẹp đang sôi động trước thời điểm 15/9. Ảnh: Ngô Minh.

Là người bận rộn, anh P. Hùng (Hoàng Mai, Hà Nội) không khỏi khó chịu khi một ngày nhận hàng chục tin nhắn và cuộc gọi hỏi mua SIM số 0126***6666 của anh.

"Họ ra giá người thấp thì 20 triệu, người cao thì 30-35 triệu đồng và thậm chí còn nói đừng nhận điện thoại của các bên khác hỏi mua vì có thể là lừa đảo, chỉ có họ mới là uy tín", anh Hùng chia sẻ.

Theo anh Hùng, SIM của anh mua từ nhà mạng VinaPhone cách đây vài năm với giá chỉ 50.000 đồng vì đăng ký từ sớm. "Mình thấy bán thì rất lãi nhưng số hiện tại đã quen dùng cho công việc, lại sắp được rút về 10 số nên cũng cân nhắc", anh Hùng nói.

Càng sát ngày 15/9, những người dùng di động như anh Hùng lại nhận được càng nhiều lời mời bán SIM số đẹp. Đây chính là thời điểm mà các nhà mạng chính thức triển khai rút gọn SIM 11 số về dạng 10 số.

Các SIM 11 số mà giới buôn SIM nhắm mua trực tiếp từ người dùng thường là những SIM được đánh giá cao, dạng SIM tứ quý, SIM "taxi", SIM tam hoa kép. Mức giá mà các đại lý đưa ra thường khoảng từ 10-50 triệu đồng, trong khi giá mà các đại lý này niêm yết đạng SIM tương tự từ 50-100 triệu đồng.

Cụ thể, dạng SIM 0126***6666 của anh Hùng đang được nhiều đại lý SIM số đẹp "hét" giá từ 45-100 triệu đồng. Như vậy, nếu thu mua với giá hơn 30 triệu đồng từ người dùng như anh Hùng rồi bán lại nhanh sau ngày 15/9, các đại lý có thể kiếm hàng chục triệu đồng tiền lãi từ mỗi SIM giao dịch thành công.

"Thu mua SIM dạng đó giá khoảng 30 triệu là 'đẹp' cho khách hàng rồi vì chúng tôi là người chịu rủi ro, nếu không bán được thì coi như tồn kho hoặc phải bán lỗ, đâu phải dễ dàng mà vài ngày kiếm chục triệu", anh Q., chủ một đại lý SIM số đẹp trên phố Minh Khai (Hà Nội) chia sẻ.

Cũng theo anh Q., anh có cách làm chắc ăn hơn là khách đặt mua SIM dạng nào, anh sẽ thỏa thuận giá rồi liên hệ trực tiếp với chủ SIM để mua lại bán kiếm lời.

"Các này đảm bảo bán được SIM nhưng lãi nhiều hay ít còn tùy tài mặc cả của mình. Mua được từ chủ SIM giá càng rẻ thì mình lãi càng nhiều", anh Q. cho hay.

Một trường hợp khác là SIM số 01266**6666 của chị C. Tú (Đống Đa, Hà Nội) được dân buôn liên hệ muốn mua lại với giá gần 100 triệu đồng nhưng chị chưa đồng ý bán.

"Cách đây vài năm tôi mua SIM này giá chỉ hơn chục triệu đồng nên thấy có người trả giá tốt tôi cũng tính bán. Tuy nhiên sau khi tham khảo giá, tôi thấy SIM dạng này được đại lý treo giá tới gần 200 triệu đồng nên cũng muốn giữ lại chờ rút gọn về 10 số", chị Tú nói.

Đúng như mô tả của chị Tú, các đại lý đều treo giá SIM dạng 01266**6666 ở mức giá 150-200 triệu đồng, cao hơn hàng chục lần so với thời điểm chưa có thông tin rút SIM 11 số về 10 số. Nếu mua thành công SIM của chị Tú và bán lại, đại lý có thể lãi tới trăm triệu đồng.

Theo khảo sát của Zing.vn, giá SIM 11 số đẹp đã tăng 5-10 lần chỉ sau vài tháng. Khoảng hơn một năm trước, SIM 11 số dù đẹp cũng không có giá cao như SIM 10 số vì theo các đại lý, "nhiều người cho rằng 11 số trông không sang trọng, dài khó nhớ và trông giống SIM rác". Nhiều SIM 11 số dạng đuôi lặp, tam hoa hoặc thậm chí là tứ quý từng được các nhà mạng bán ra với giá 50.000-60.000 đồng.

Theo Bộ TT&TT, việc chuyển đổi bắt đầu từ ngày 15/9 và kết thúc vào ngày 30/6/2019. Số liệu từ các nhà mạng cho thấy sẽ có khoảng 60 triệu SIM 11 số được rút gọn về 10 số.

Khi tiến hành chuyển đổi, các nhà mạng sẽ phải quay số song song (duy trì cả số cũ và số mới) từ ngày 15/9 đến ngày 14/11, và duy trì âm báo bằng tiếng Việt và tiếng Anh.

Cả ba nhà mạng đã hoàn tất thử nghiệm kỹ thuật chuyển đổi và đã có kể hoạch cụ thể để quá trình chuyển đổi SIM 11 số thành 10 số diễn ra thuận tiện nhất cho khách hàng, tránh những phiền phức không đáng có phát sinh.

Theo Zing
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.