SEA Games 32: 64 năm hình thành và phát triển của thể thao Đông Nam Á

0:00 / 0:00
0:00
Từ ngày 5-17/5 tới, Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 32 (SEA Games 32) sẽ diễn ra tại thủ đô Phnom Penh và 4 tỉnh của Campuchia, bao gồm: Siem Reap, Preah Sihanouk (Sihanoukville), Kampot và Kep. Sự kiện này đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử Campuchia đăng cai tổ chức đại hội thể thao của khu vực.
SEA Games 32: 64 năm hình thành và phát triển của thể thao Đông Nam Á

Kể từ khi ra đời đến nay, sau hơn 6 thập kỷ tồn tại và phát triển, SEA Games vẫn luôn là món ăn tinh thần không thể thiếu với những người yêu thể thao, đồng thời góp phần làm tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị giữa các quốc gia trong khu vực.

Cách đây hơn nửa thế kỷ, xuất phát từ quan điểm rằng: các quốc gia Đông Nam Á có nhiều điểm tương đồng về lối sống, nền văn hóa, khí hậu và cả thể chất con người; cùng có một trình độ căn bản tương đương nhau về thành tích thể thao, nên cần tập hợp lại, hỗ trợ lẫn nhau tổ chức thường xuyên và định kỳ một đại hội thể thao chung có quy mô thích hợp giữa các quốc gia. Vì vậy, ngày 22/5/1958, đại biểu các nước trong khu vực bán đảo Đông Nam Á khi đó đang tham dự Đại hội thể thao châu Á lần thứ III ở Tokyo (Nhật Bản) đã nhóm họp và nhất trí thành lập một tổ chức thể thao riêng của khu vực, mang tên là Liên đoàn Thể thao Bán đảo Đông Nam Á (The South East Asian Peninsular Games Federation, viết tắt là SEAP Games Federation), nhằm mục đích: Tăng cường tình hữu nghị, đoàn kết và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước trong khu vực; Không ngừng nâng cao thành tích, kỹ thuật, chiến thuật các môn thể thao; Tạo điều kiện cho vận động viên các nước rèn luyện và thi đấu nhằm tham gia tốt hơn tại các đại hội thể thao châu Á và Thế vận hội (Olympic).

Sau đó một năm, SEAP Games 1 đã được tổ chức tại Bangkok (Thái Lan) từ ngày 12-17/12/1959 với sự tham dự của 527 vận động viên thuộc các quốc gia Thái Lan, Burma (nay là Myanmar), Malaysia, Singapore, Việt Nam và Lào, tranh tài ở 12 môn thể thao.

Năm 1965, Liên đoàn Thể thao Bán đảo Đông Nam Á kết nạp thêm thành viên là Singapore sau khi Singapore tách ra khỏi Liên bang Malaysia để thành lập một quốc gia độc lập.

Từ năm 1977, SEAP Games chính thức được đổi tên là SEA Games. Ở kỳ đại hội này, có thêm hai thành viên mới tham gia là Indonesia và Philippines. Tiếp sau đó, SEA Games có thêm sự tham gia của Brunei kể từ Đại hội lần thứ 10 tổ chức tại Jakarta (Indonesia) vào năm 1979. Quốc gia cuối cùng tham gia SEA Games là Timor Leste tại SEA Games 22 tổ chức năm 2003 tại Việt Nam.

Tính cả kỳ SEA Games 32 (năm 2023), Thái Lan và Malaysia là hai quốc gia có số lần tổ chức SEA Games nhiều nhất với 6 lần; Singapore, Indonesia và Philippines xếp thứ hai với 4 lần tổ chức SEA Games; Myanmar xếp thứ ba với 3 lần tổ chức; Việt Nam với 2 lần tổ chức; những quốc gia tổ chức 1 lần là Brunei, Lào và Campuchia.

Ngày nay, Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games) vẫn luôn là một sự kiện thể thao lớn của khu vực, được tổ chức 2 năm/lần với sự tham gia của các vận động viên thuộc 11 quốc gia khu vực Đông Nam Á. Những môn thể thao tổ chức tại một kỳ đại hội do Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á quyết định, đặt dưới sự giám sát của Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) và Hội đồng Olympic châu Á. Quá trình thi đấu tại SEA Games được xem là một trong những bước đệm quan trọng để các quốc gia Đông Nam Á chuẩn bị cho các kỳ đại hội thể thao khu vực và thế giới như Asiad hay Olympic. Tuy nhiên, cũng có một thực trạng là dù thành tích khi đua tranh tại SEA Games cao song thành tích của các đại diện thể thao Đông Nam Á lại khá “khiêm tốn” khi tham gia tranh tài ở những đấu trường lớn như Asiad hay Olympic.

Do đó, kể từ SEA Games 33 diễn ra tại Thái Lan vào năm 2025 tới, đại hội sẽ ưu tiên các môn có trong chương trình thi đấu của ASIAD và Olympic. Cụ thể, SEA Games sẽ tập trung tổ chức các môn thể thao của nhóm 1 (điền kinh, bơi lội) và nhóm 2 (các môn thể thao Olympic khác). Ngoài ra, nước chủ nhà đăng cai chỉ được chọn tối đa 2 môn trong nhóm 3 (võ Arnis, cờ vua, thể hình, lặn, võ Kempo, bóng lưới, muay, ném bóng trên cỏ, khiêu vũ thể thao, pencak silat, bi sắt, đua thuyền truyền thống, đá cầu, trượt nước, Vovinam) với tổng số 8 nội dung thi đấu.

Với động thái này, Liên đoàn thể thao Đông Nam Á đặt kỳ vọng sẽ tạo dựng được nền móng vững chắc trong quá trình nâng tầm thể thao của khu vực.

Đoàn thể thao Việt Nam đã tham dự SEA Games từ những ngày đầu thành lập. Trong đó, thời kỳ trước năm 1975, miền Nam Việt Nam trước đây đã là một trong những thành viên sáng lập Liên đoàn Thể thao Bán đảo Đông Nam Á và liên tục đưa đoàn thể thao tham dự từ Đại hội lần thứ nhất (năm 1959) đến Đại hội lần thứ 7 (năm 1973).

Thời kỳ sau năm 1975, sau khi đất nước thống nhất, trải qua một thời gian khắc phục hậu quả chiến tranh, Việt Nam đã từng bước tham gia trở lại sinh hoạt chung của Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á. Năm 1989, sau 14 năm (từ SEAP Games 8 - năm 1975 đến SEA Games 14 - năm 1987 không tham dự), Đoàn thể thao Việt Nam đã hòa nhập trở lại đấu trường khu vực (SEA Games 15 - năm 1989). Từ chỗ thể thao Việt Nam tham dự với mục tiêu hoà nhập, học hỏi bạn bè quốc tế, giờ đây, thể thao Việt Nam đã có thể tự tin bước vào các trận thi tài quốc tế, đặc biệt là một số môn võ thuật.

Tham dự SEA Games, thành tích của thể thao Việt Nam cũng từng bước được nâng dần lên. Nếu như tại SEA Games lần thứ 15, 16, Việt Nam còn xếp thứ 7 khu vực, thì đến SEA Games 21, đoàn thể thao Việt Nam đã vươn lên xếp thứ 4 khu vực, và đứng thứ nhất ở kỳ SEA Games 22 và SEA Games 31 (với tư cách là nước chủ nhà). Trong các kỳ SEA Games gần đây, đoàn thể thao Việt Nam luôn giữ vững vị trí thứ 3 trong các bảng tổng kết huy chương. Riêng kỳ SEA Games 25 và SEA Games 30, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 2 trong bảng tổng kết.

Đặc biệt, trong hai lần đăng cai tổ chức Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games 22 năm 2003 và SEA Games 31 năm 2022), với quyết tâm và trách nhiệm cộng đồng, Việt Nam đã làm hết sức mình, tổ chức thành công 2 kỳ đại hội, tạo được ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn bè khu vực và thế giới về năng lực tổ chức, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật. Đáng chú ý là trong kỳ SEA Games 31 (từ ngày 12-23/5/2022), dù tổ chức trong hoàn cảnh khó khăn vì đại dịch COVID-19 vừa được kiểm soát sau một thời gian dài thực hiện các biện pháp phòng chống dịch nghiêm ngặt, nhưng với sự chuẩn bị chu đáo, toàn diện, và với khẩu hiệu “Vì một Đông Nam Á mạnh mẽ hơn”, Việt Nam đã tổ chức thành công SEA Games 31, thể hiện trọn vẹn một Việt Nam thân thiện, hội nhập, trách nhiệm với bạn bè quốc tế; góp phần quan trọng để gắn kết các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á; một Việt Nam tỏa sáng với tinh thần thể thao cao thượng; với bản sắc văn hóa đậm đà và tình đoàn kết toàn dân tộc.

Chủ tịch Quốc hội Singapore, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc gia Singapore - ông Tan Chuan-Jin - khi đánh giá về SEA Games 31 đã khẳng định: "Để tổ chức được một kỳ SEA Games giữa lúc thế giới đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19 cho thấy Việt Nam ở đẳng cấp rất cao".

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.