Sinh viên Trung Quốc ngày càng lạm dụng AI

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trong khi nhiều sinh viên Trung Quốc thừa nhận sử dụng AI để học tập và sáng tạo, không ít người trẻ cũng bày tỏ lo ngại về nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh, thông tin sai lệch và vi phạm bản quyền do liên quan tới trí tuệ nhân tạo.
Sinh viên Trung Quốc ngày càng lạm dụng AI

Một cuộc khảo sát mới của tờ China Youth Daily cho thấy các công cụ AI đang ngày càng phổ biến trong giới sinh viên Trung Quốc. Hơn một nửa số sinh viên cho biết họ sử dụng AI cho các nhiệm vụ nghiên cứu và dịch thuật, trong khi khoảng 1/4 sử dụng những công cụ này cho các hoạt động sáng tạo như vẽ, chỉnh sửa video và tạo bài thuyết trình.

Cuộc khảo sát với 7.055 sinh viên trên Trung Quốc cho thấy 84,88% cho biết họ đang sử dụng các công cụ AI, trong đó 16,3% sử dụng thường xuyên. Ngoài ra, 77,51% số người được hỏi tin rằng các công cụ AI giúp nâng cao hiệu quả công việc và học tập của họ.

Sự phổ biến của AI trong giới học thuật phản ánh một xu hướng rộng lớn hơn. Theo Feng Zixuan, phó trưởng khoa trí tuệ nhân tạo và luật tại Đại học Khoa học Chính trị và Luật Tây Nam, những tiến bộ nhanh chóng trong AI, bao gồm cả nhận dạng hình ảnh, giọng nói và xử lý ngôn ngữ tự nhiên, là dấu hiệu cho thấy vai trò ngày càng mở rộng của trí tuệ nhân tạo trong cuộc sống hàng ngày.

“Các mô hình ngôn ngữ lớn như ChatGPT đang bắt đầu đảm nhận các nhiệm vụ trên nhiều lĩnh vực như ngôn ngữ, toán học, mã hóa, thị giác, luật và y học, cho thấy một sự thay đổi đáng kể hướng tới một xã hội nơi con người và máy móc ngày càng cùng tồn tại”, ông Feng nói.

Zeng Yiping, sinh viên năm nhất khoa vật lý tại Đại học Công nghệ Thượng Hải, cho biết cậu thường xuyên sử dụng các công cụ AI và dựa vào các nền tảng như ChatGPT và Quora's Poe để được hỗ trợ học tập. Zeng thường xuyên sử dụng các tài nguyên AI này để định nghĩa rõ ràng hơn về các khái niệm học thuật.

“Nó hiệu quả hơn nhiều so với việc tìm kiếm trong sách,” Zeng nói và nhấn mạnh rằng những công cụ AI không chỉ hữu ích trong việc tìm kiếm dữ kiện mà còn giúp cậu tìm thấy nguồn cảm hứng khi "mắc kẹt trong đống bài tập về nhà".

Trong khi các công cụ AI mang lại những lợi ích đáng kể, nhiều sinh viên cũng bày tỏ lo ngại về việc lạm dụng chúng ngày càng phổ biến. Theo khảo sát, 79,38% số người được hỏi đồng ý rằng sự phát triển của AI là rất quan trọng, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giám sát và quản lý.

Rất nhiều sinh viên lo ngại về việc sử dụng AI sai mục đích, khoảng 60% số người được hỏi đã bày tỏ lo ngại về những rủi ro liên quan đến AI, chẳng hạn như tạo ra nội dung có thể cản trở cạnh tranh công bằng, tạo thông tin sai lệch và vi phạm bản quyền.

“Tôi lo ngại rằng ngày càng nhiều sinh viên có thể quá dựa dẫm vào AI để hoàn thành bài tập của mình, từ đó đánh mất cá tính của họ", Zeng nói.

Zou Yiming, sinh viên năm thứ hai theo học ngành hóa học ứng dụng tại Đại học Tế Nam, cũng bày tỏ quan ngại tương tự. “Nếu ChatGPT bị lạm dụng, nó có thể ảnh hưởng đến khả năng sáng tạo của sinh viên”, Zou cho biết.

Vấn đề còn phức tạp hơn do thiếu giáo dục chính quy về chủ đề này. Hiện tại cả Đại học Công nghệ Thượng Hải và Đại học Tế Nam đều không cung cấp các lớp học hoặc hướng dẫn cụ thể về cách sử dụng hợp lý các công cụ AI.

Zeng đề xuất: “Các trường cần cung cấp hướng dẫn về cách sử dụng các công cụ AI, có thể thông qua việc giảng dạy trên lớp”.

Giảng viên Feng Zixuan nhấn mạnh rằng việc áp dụng các công cụ AI đòi hỏi một cách tiếp cận cập nhật trong hệ thống giáo dục để nâng cao trình độ hiểu biết về kỹ thuật số của công chúng.

“Chính phủ, giới truyền thông, trường học, cộng đồng, doanh nghiệp và đặc biệt là các công ty công nghệ cao giàu tài nguyên nên vào hoạt động này", bà Feng chỉ ra.

Trong những tháng gần đây, Trung Quốc đã thực hiện các động thái nhằm giải quyết các rủi ro liên quan đến sự phát triển nhanh chóng của công nghệ AI. Vào cuối tháng 8, chính phủ đã đề xuất sửa đổi các quy định về bằng cấp học thuật, đưa ra lệnh cấm “sử dụng trí tuệ nhân tạo để viết luận văn”.

Vào ngày 15/8, bộ quy tắc đầu tiên về tạo nội dung AI đã được triển khai, đưa ra các hướng dẫn cho các nhà cung cấp dịch vụ nhằm hạn chế sự phụ thuộc quá mức hoặc khả năng lạm dụng các dịch vụ AI tổng quát ở trẻ vị thành niên.

Theo Sixth Tone
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang dự khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang dự khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024
Tối 11/5, tại quảng trường Trung tâm Chính trị - Hành chính, Khu đô thị mới Bắc sông Cấm (huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) diễn ra đêm hội “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản”, khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024 và đón nhận Bằng công nhận Vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) - Quần đảo Cát Bà (thành phố Hải Phòng) là Di sản thiên nhiên thế giới liên tỉnh - thành phố đầu tiên ở Việt Nam.
Thủ tướng Nga đề xuất thành phần Chính phủ mới
Thủ tướng Nga đề xuất thành phần Chính phủ mới
Ngày 11/5, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin đã đệ trình lên Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga các ứng cử viên cho vị trí Phó Thủ tướng và các Bộ trưởng Liên bang, ngoại trừ một số vị trí đích thân do Tổng thống Nga đề xuất ứng cử viên.
TikTok sẽ xác thực nội dung do AI tạo ra
TikTok sẽ xác thực nội dung do AI tạo ra
(Ngày Nay) - Ứng dụng TikTok cho biết sẽ sử dụng một loại công nghệ giúp gắn nhãn cho hình ảnh và video được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo (AI) và được đăng tải lên dịch vụ chia sẻ.
Ảnh minh hoạ.
Châu Á đang trên đường trở thành một "lục địa già"
(Ngày Nay) - Tiếp theo châu Âu và Mỹ, châu Á đang trên đường trở thành một "lục địa già" đúng nghĩa về dân số, đặc biệt là ở Đông Á, phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế của châu lục đông dân nhất thế giới.