Sống ở nơi nóng nhất quả đất

Nhiệt độ ở Ấn Độ có lúc lên tới 50 độ C nhưng đó vẫn chưa là gì khi so sánh với vùng đất nóng nhất thế giới có nhiệt độ đôi lúc lên tới 63 độ C và được mệnh danh là “Cổng địa ngục” của hạ giới.
Sống ở nơi nóng nhất quả đất
Sống ở nơi nóng nhất quả đất ảnh 1

Khung cảnh như “trên sao hỏa” của vùng lõm Danakil. Nguồn: BBC.

Mặt trời chói chang rọi xuống nóng đến mức làm mặt đất nứt gãy thành từng mảng, khí nóng từ đất bốc lên khiến hình ảnh như lập lòe trước mắt, và không khí cực khô có thể hút hết sạch độ ẩm từ miệng và mắt người ta.Vùng lõm Danakil của Ethiopia được đánh giá là nơi nóng nhất, khô nhất và thấp nhất trên hành tinh.

Vùng lõm thuộc khu vực Afar nằm ở vùng biên giới phía Tây bắc của Ethiopia, sát với Eritria. Khí hậu tại đây chỉ có thể được mô tả bằng cụm từ “tàn bạo”, thế nhưng sự sống vẫn sinh sôi nảy nở ở vùng đất này.

Còn vùng lõm Danakil được coi là nơi nóng nhất trên thế giới, điều này dựa trên nhiệt độ trung bình quanh năm chứ không chỉ phụ thuộc vào một đợt nắng nóng theo từng mùa. Nhiệt độ ngoài trời cao nhất mà người ta đo được ở đây là 63 độ C. Tồi tệ hơn, lượng mưa ở Danakil hàng năm cũng chỉ vỏn vẹn 100 - 200 mm, và cũng là vùng thấp nhất thế giới, ở vị trí dưới mực nước biển 125m.

Tất cả các nhân tố trên hợp lại đã biến vùng lõm Danakil thành nơi có điều kiện sống khắc nghiệt nhất thế giới. Và nếu khí hậu khắc nghiệt còn chưa đủ, thì các hoạt động địa chất mãnh liệt ở nơi này cũng khiến nó giống như một nơi nào đó không thuộc về Trái đất. Có rất nhiều miệng núi lửa cùng những hồ nham thạch vẫn sủi bọt, các vùng thủy nhiệt nhiều màu sắc, các cánh đồng muối lớn…

Danakil là phần phía bắc của vùng trũng Tam giác Afar, được hình thành từ điểm nối ba Afar, hay còn gọi là ranh giới chữ Y giữa 3 mảng kiến tạo.

Tại đây, các mảng kiến tạo dịch chuyển cùng ba rãnh nứt với tốc độ 1-2 cm/năm. Một ngày nào đó trong khoảng hàng triệu năm nữa, các mảng kiến tạo sẽ di chuyển nhanh đến mức vùng nước mặn ở Biển Đỏ sẽ tràn qua, hình thành một đại dương mới và nhấn chìm cảnh quan lạ lùng này mãi mãi. Khi đó, vùng lõm Danakil sẽ là nơi sinh ra một đại dương mới.

Năm 1974, nhà khảo cổ học Donald Johanson cùng các cộng sự tìm thấy hóa thạch của người vượn phương Nam được biết đến với cái tên “Lucy” trong khu vực này. Kể từ đó rất nhiều hóa thạch khác được khai quật tại đây, khiến cho nhiều nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng đây chính là “cái nôi của nhân loại”.

Sống ở nơi nóng nhất quả đất ảnh 2

Nhiệt độ cao nhất ở vùng lõm Danakil có lúc lên tới 63 độ C.

Khu vực này cũng là nơi các nhà khoa học nghiên cứu về quá trình phát triển của sự sống trên các hành tinh khác. Các suối nước nóng ở vùng lõm Danakil là nơi sinh sống của vi khuẩn có thể chịu các điều kiện cực khắc nghiệt. Đây là mối quan tâm đặc biệt của giới chuyên gia sinh vật học, vì chúng có thể giúp lý giải cách hình thành và phát triển của sự sống ngoài trái đất.

Hành trình khám phá vùng đất kỳ lạ bắt đầu bằng hàng giờ lái xe trên những con đường đất bụi bặm và gập ghềnh từ thị trấn Mekele, sau đó qua vùng cao nguyên của Ethiopia đến sa mạc. Nhiều người từng cho rằng khó có ai sống nổi ở đây, nhưng thực tế người bộ lạc Afar vẫn coi đây là nhà của họ.

Người Afar vốn đã thích nghi với môi trường sống này, bởi vậy mà dường như họ không đổ lấy một giọt mồ hôi khi đi dưới cái nắng như đốt cháy da thịt. Họ cũng có nhu cầu về thức ăn và nước uống ít hơn hẳn so với mức trung bình của một người.

Đối với những người dân bộ lạc Afar, muối cũng giống như tiền. Họ thường cắt lấy các mảng muối từ các mỏ muối lớn để đem tới chợ ở thị trấn Mekele bằng lạc đà hoặc lừa. Hành trình này kéo dài cả một tuần lễ, vậy mà những người Afar chỉ mang theo một cái bánh mì cùng một chai nước để ăn uống dọc đường.

Người Afar là những người đặc biệt hiếu khách và tốt bụng. Họ có thể sẵn sàng chia sẻ mẩu bánh hoặc chút nước cuối cùng của mình cho người khác, kể cả đối với người lạ. Họ sống một cuộc sống đơn giản và bình dị. Đa phần người Afar là dân du mục, sống chủ yếu trong các ngôi lều làm bằng gỗ, ngày ngày chăn nuôi gia súc, dê, lừa và lạc đà.

Con sông duy nhất trong vùng lõm Danakil có tên Awash, được bao quanh bởi một vành đai đất phù sa màu mỡ. Đây được coi là nguồn sống chủ yếu của người dân Afar cùng đàn gia súc của họ.

Ngay cả con sông này cũng thuộc loại độc nhất vô nhị trên thế giới bởi nó không bao giờ đổ ra biển khơi, mà chảy từ vùng cao nguyên Ethiopia xuống các hồ nước ở vùng lõm Danakil. Nhiệt độ cao tại đây khiến nước trong các hồ này bốc hơi, để lại sau nó là các ruộng muối lớn. Dù Danakil là một vùng đất cằn cỗi quanh năm, nhưng con sông này lại mang tới sự sống, cả ở trong nguồn nước của nó và lượng muối giá trị mà nó mang theo.

Vùng đất như ở ngoài hành tinh này thực sự khắc nghiệt, nhưng nó lại mang tới cho thế giới những kỳ quan vượt sức tưởng tượng: Từ những vùng núi lửa có vẻ đẹp quyến rũ cho tới những manh mối về sự sống ngoài hành tinh, và cũng có thể đây chính là cái nôi của nhân loại.

Nơi ít mưa nhất thế giới

Sa mạc Atacama nằm ở phía Bắc Chile và một phần nhỏ ở Peru được coi là nơi khô hạn nhất do có lượng mưa trung bình hàng năm thấp nhất. Atacama nằm ở độ cao 3.200 m so với mặt biển và rộng 181.300 km vuông. Sa mạc nhỏ hẹp này trải dài giữa Thái Bình Dương và dãy núi Andes, có địa hình hoàn toàn trái ngược nhau: Những ngọn đồi trọc và cồn cát trải dài. Lượng mưa trung bình hàng năm chỉ đạt 25 mm, trong khi ở một số vùng giữa sa mạc không hề có mưa. Loài xương rồng, vốn chịu được cái nóng sa mạc, cũng không thể mọc được trên Atacama.

Theo Đại đoàn kết

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.