Stephen Hawking: Trí tuệ vươn tầm vũ trụ với công trình "Lược sử thời gian" vĩ đại

Hơn 50 năm sống chung với bệnh tật cũng không thể ngăn trở được nhà bác học ‘bậc thầy vũ trụ’ Stephen Hawking có lối tư duy và tưởng tượng vượt bậc trong hành trình khám phá những bí ẩn cuộc sống và vũ trụ bao la.
Stephen Hawking: Trí tuệ vươn tầm vũ trụ với công trình "Lược sử thời gian" vĩ đại

Stephen Hawking: Trí tuệ vươn tầm vũ trụ với công trình "Lược sử thời gian" vĩ đại - anh 1

'Kẻ thù lớn nhất của kiến thức không phải là sự ngu dốt

mà là ảo tưởng về kiến thức' - Stephen Hawking

Stephen Hawking – Trí tuệ vươn tầm vũ trụ

Stephen Hawking, tên đầy đủ là Stephen William Hawking (sinh ngày 8/1/1942 tại Oxford) là một nhà vật lý lý thuyết vũ trụ học, tác giả viết sách khoa học thường thức người Anh.

Ông hiện là Giám đốc Nghiên cứu tại Trung tâm Vũ trụ học lý thuyết thuộc Đại học Cambridge (Anh). Từ năm 1979 đến 2009, Stephen Hawking đảm nhiệm vị trí Giáo sư Toán học Lucas tại Đại học Cambridge.

Stephen Hawking: Trí tuệ vươn tầm vũ trụ với công trình "Lược sử thời gian" vĩ đại - anh 2

Stephen Hawking tại trường Đại học Cambridge

Nhà bác học 72 tuổi là người đầu tiên khởi đầu một nền vũ trụ học dựa trên sự thống nhất giữa thuyết tương đối tổng quát và cơ học lượng tử. Ông là người ủng hộ mạnh mẽ cách diễn giải đa vũ trụ về cơ học lượng tử.

Trước khi trở thành một nhà bác học thiên tài, thời sinh viên Hawking được xem là một sinh viên lười nhác và khó tính. Trong suốt 3 năm học ở Oxford, ông chỉ học tổng tất cả 1.000 giờ (trung bình 1 giờ/ngày).

Stephen Hawking: Trí tuệ vươn tầm vũ trụ với công trình "Lược sử thời gian" vĩ đại - anh 3

Hơn 50 năm bị bệnh tật hành hạ cũng không thể làm
Stephen Hawking nguôi chí

Tuy nhiên, trong thời gian năm cuối đại học, Hawking bắt đầu phải chịu những cơn đau do sức khỏe dần suy giảm. Đến năm 21 tuổi (năm 1963), ông được các bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh thần kinh vận động và ông chỉ còn sống được 2 năm nữa. Stephen Hawking bị bệnh Lou Gehrig (thuật ngữ dùng trong các bản đánh giá của người Mĩ) hoặc chứng liệt thần kinh vận động (trong các bản đánh giá của người Anh).

Stephen Hawking: Trí tuệ vươn tầm vũ trụ với công trình "Lược sử thời gian" vĩ đại - anh 4

Stephen Hawking trên chiếc xe lăn

Bệnh tật không thể ngăn được trí tuệ phát triển đỉnh cao của nhà bác học. Cuộc hôn nhân và ý chí không chịu khuất phục bệnh tật của ông đã chiến thắng bệnh tật và thần chết.

Năm 1965, đánh dấu bước trở lại của nhà bác học. Ông bắt đầu viết luận án tiến sĩ về sự khai sinh vũ trụ sau khi lấy cảm hứng của định lý về kì dị không – thời gian trong tâm các hố đen của Huân tước Roger Penrose, một nhà vật lý học, toán học, triết học người Anh.

Với cá tính đặc biệt, không muốn bị người khác xem mình là người bệnh tật, Hawking luôn muốn người khác xem ông “trước hết như một nhà khoa học, thứ đến như một nhà văn phổ biến khoa học, và, trong mọi cách mà nó đáng kể, một người bình thường với cùng những ham muốn, nghị lực, ước mơ và tham vọng như những người xung quanh."

Stephen Hawking: Trí tuệ vươn tầm vũ trụ với công trình "Lược sử thời gian" vĩ đại - anh 5

Stephen Hawking và vợ

Mãi cho đến cuối những năm 1960, Hawking mới chấp nhận ngồi xe lăn. Đến năm 1970, Hawking gặp khó khăn trong việc phát âm. Năm 1979, thời điểm Hawking được bổ nhiệm vào ghế Giáo sư Toán học Lucas (một vị trí danh tiếng hàng đầu ở Đại học Cambridge, nơi Isaac Newton và Paul Dirac từng đảm nhiệm), là lúc ông phải trải qua cơn đột biến suy sụp sức khỏe. Điều này khiến ông phải ở nhà và điều dưỡng tại gia.

Trước khi mất giọng nói hoàn toàn, Hawking nhận được một chương trình máy tính tên là "Equalizer" từ Walt Woltosz. Đây là một phương pháp mà ông sử dụng tới tận ngày nay, sử dụng một công tắc ông chọn các cụm từ, từ, hoặc chữ cái từ một bộ nhớ chứa khoảng 2500-3000 lựa chọn được quét qua bởi máy. Chương trình này về sau được gắn cùng vào chiếc xe lăn của Hawking. Thoát khỏi nhu cầu cần ai đó diễn giải giọng mình, Hawking bình luận rằng "Giờ tôi đâm ra giao tiếp tốt hơn là trước khi tôi mất giọng nói."

“Lược Sử Thời Gian” – Công trình vĩ đại của một ‘Bậc thầy vũ trụ”

Với 9 triệu bản được bán trên toàn thế giới (năm 2009) sau khi xuất bản năm 1988, cuốn sách “Lược Sử Thời Gian” là cái nhìn tổng quan, cố gắng giải thích các vấn đề của Vũ trụ học.

Stephen Hawking: Trí tuệ vươn tầm vũ trụ với công trình "Lược sử thời gian" vĩ đại - anh 6

Bìa cuốn sách 'Lược sử thời gian'

Hawking từng chia sẻ: “Lần đầu tiên tôi có ý tưởng viết một cuốn sách phổ biến kiến thức về vũ trụ là vào năm 1982. Dự tính của tôi một phần là để có chút tiền đóng học phí cho con gái. Nhưng lí do chính là tôi muốn giải thích chúng ta đã tiến được bao xa trên con đường nhận thức vũ trụ: chúng ta đã tiến gần như thế nào đến chỗ tìm thấy một lí thuyết hoàn chỉnh sẽ mô tả vũ trụ và mọi thứ bên trong nó.”

Trong lời bộc bạch của mình, Stephen Hawking mong muốn mọi độc giả (bao gồm những người không chuyên sâu) có thể hiểu về Thuyết Big Bang, Lỗ Đen, Nón ánh sáng và Lý thuyết Siêu Dây một cách đơn giản nhất, dễ hiểu và khái quát nhất.

Stephen Hawking: Trí tuệ vươn tầm vũ trụ với công trình "Lược sử thời gian" vĩ đại - anh 7

"Phương trình thế kỷ" E = mc2 là phương trình duy nhất trong
"Lược Sử Thời Gian"

Thậm chí, ông đã lược giảm nhiều nhất có thể trong việc đưa các phương trình toán học phức tạp vào cuốn sách. Phương trình thế kỷ của Albert Einstein: E = mc2 là phương trình duy nhất được đưa vào cuốn sách “Lược Sử Thời Gian” của Hawking.

Stephen Hawking: Trí tuệ vươn tầm vũ trụ với công trình "Lược sử thời gian" vĩ đại - anh 8

Hố Đen - Black Holes

Cuốn sách “Lược Sử Thời Gian” của Hawking gồm 2 phần lớn, chia thành 15 chương. Phần 1 có 11 chương và 5 phần phụ lục về nhà bác học Albert Einstein, Galileo Galilei, Isaac Newton, các giải thích về thuật ngữ và phần Lược sử về “Một lược sử”. Phần 2 gồm 4 chương nói về Vũ trụ tuần hoàn; Vũ trụ hệ; Đấu tranh sinh tồn; và Cha đỡ đầu của kỷ nguyên nguyên tử.

Cuốn “Lược Sử Thời Gian” ban đầu có tên “Từ Vụ Nổ nổ Lớn đến Các lỗ đen: Một Lược sử Thời gian” (From the Big Bang to Black Holes: A Short History of Time).

Đến năm 2001, cuốn sách đã được dịch sang 40 thứ tiếng, và đã bán hết hơn 10 triệu bản trên toàn thế giới. Ngay từ khi ra đời, nó đã trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất thế giới. Nó đứng trong danh mục sách bán chạy nhất của New York Times trong 53 tuần, và tại nước Anh, 205 tuần liền nó có tên trong mục sách bán chạy nhất của Sunday Times - một kỷ lục của mọi thời đại.

Tờ Newsweek cùng một chương trình truyền hình đặc biệt mô tả ông là "Master of the Universe" (tạm dịch: Bậc thầy Vũ trụ).

Stephen Hawking: Trí tuệ vươn tầm vũ trụ với công trình "Lược sử thời gian" vĩ đại - anh 9

Cuốn "Vũ trụ trong một chiếc thuyền nhỏ"

Năm 1989, ông được Nữ hoàng Elizabeth IIphong tước CH (tước hiệu dân sự cao thứ hai mà một bình dân Anh có thể đạt được).

Ngoài “Lược Sử Thời Gian”, Stephen Hawking còn viết thêm các công trình sách như “Vũ trụ trong một chiếc thuyền nhỏ" (The Universe in a Nutshell). Đây là ấn phẩm tiếp theo, đầy đủ hơn, kỹ lưỡng hơn cuốn “Lược sử thời gian”; Cùng một số cuốn sách khác như: “Lịch Sử Không gian và Thời gian” (The history of Space and Time 1-4); “Bản chất của Không gian và Thời gian” (The nature of Space and Time); “Tương lại của Vũ trụ học Lượng tử” (The future of Quantum Cosmology); “Thiết kế Vĩ đại” (The Grand Design)...

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp chiều 5/11/2024. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Chống lãng phí, khai thác hiệu quả tài sản công
(Ngày Nay) - Các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thu - chi ngân sách nhà nước, cơ cấu ngân sách theo hướng bền vững, tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống lãng phí.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.