Sử dụng điện thoại di động trong thời gian dài khiến trẻ bị cong vẹo cột sống

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tỷ lệ học sinh mắc phải các bệnh lý về cong vẹo cột sống, dị tật bàn chân đang tăng rất cao. Một trong những nguyên nhân khiến gia tăng bệnh lý trên là do trẻ dùng điện thoại nhiều trong thời gian dài.
Bác sĩ Trịnh Quang Anh khuyến cáo phụ huynh đưa trẻ tầm soát dị tật về cột sống càng sớm càng tốt.
Bác sĩ Trịnh Quang Anh khuyến cáo phụ huynh đưa trẻ tầm soát dị tật về cột sống càng sớm càng tốt.

Thông tin trên được bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng Trịnh Quang Anh, Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh nhấn mạnh tại chương trình khám tầm soát về dị dạng hình thể cho trên 100 trẻ tại một trường mầm non trên địa bàn Quận 7 (TP Hồ Chí Minh) vào ngày 5/11, do Phòng khám phục hồi chức năng HMR tổ chức.

Theo bác sĩ Trịnh Quang Anh, trong những năm gần đây, tình trạng cong vẹo cột sống đang ngày càng trở nên phổ biến trong các trường học, đặc biệt là ở lứa tuổi học đường. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ thói quen ngồi học sai tư thế, sử dụng bàn ghế không phù hợp và thiếu hoạt động thể chất. Theo các nghiên cứu, tỷ lệ học sinh mắc cong vẹo cột sống đã gia tăng đáng kể, với nhiều em gặp phải các vấn đề về đau lưng và giảm khả năng tập trung trong học tập.

“Một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ trẻ bị cong vẹo cột sống tăng là do trẻ dùng điện thoại trong thời gian dài, có những trẻ chỉ mới 2 - 3 tuổi đã dùng điện thoại. Điều này làm dáng ngồi, đứng của trẻ bị gù, dẫn đến đau cổ vai gáy và cong vẹo cột sống”, bác sĩ Trịnh Quang Anh thông tin.

Theo bác sĩ, cong vẹo cột sống ở học đường nếu phát hiện sớm, điều trị trong khoảng 8 - 12 tuổi thì trẻ có khả năng phục hồi. Sau độ tuổi này, xương khớp của trẻ phát triển nhanh và gần như hoàn thiện, rất khó điều trị khỏi.

Nếu trẻ bị cong vẹo cột sống, đốt sống một bên sẽ không lớn được, bên còn lại không chịu lực nén vẫn lớn lên hình thành đốt sống biến dạng bên cao bên thấp. Nhiều đốt sống biến dạng sẽ hình thành một cột sống cong vẹo. “Cong vẹo trong trường hợp này gần như không thể sửa chữa được, trẻ sẽ phải sống chung với dị tật cả đời", bác sĩ Quang Anh nói.

Bên cạnh đó, trẻ bị bàn chân bẹt, chân khoèo, chân cao thấp là hai bên chân không đều nhau, làm chân ngắn chân dài cơ học. Điều này dẫn đến khung chậu bị nghiêng, khi đó cột sống của trẻ sẽ nghiêng. Lúc này, cơ thể sẽ tự điều chỉnh lại cho thẳng, dẫn đến bị vẹo cột sống hình chữ S.

Theo bác sĩ Quang Anh, những dị tật này không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng ảnh hướng rất lớn đến sức khoẻ tinh thần của bệnh nhân như bị dị dạng về hình thể khiến trẻ tự ti, trầm cảm, không dám bước ra xã hội, thu hình một góc. Thậm chí, có trường hợp bệnh nhân đến khám và nói rằng đã có ý định tự tử vì mặc cảm về hình thể.

Ngoài ra, bệnh này còn để lại di chứng về chức năng, trẻ bị hạn chế vận động. Thời gian lâu dần, trẻ bị hạn chế về hô hấp, không thể thở được, ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan khác như tim mạch, tiêu hoá. Diễn tiến theo của bệnh là trẻ bị thoát vị, trượt đốt sống dẫn đến liệt.

Bác sĩ Quang Anh nhấn mạnh, dị tật cột sống sẽ thay đổi số phận của một con người, do đó phụ huynh cần tầm soát càng sớm càng tốt cho trẻ.

Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) -Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.