Sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn lực nhằm đưa Quy hoạch Thủ đô vào cuộc sống

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, tại Hội nghị chuyên đề của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội (khóa XVII), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố đã thống nhất thông qua Quy hoạch Thủ đô để các cơ quan khẩn trương triển khai các bước tiếp theo: Trình xin ý kiến Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 sắp tới.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Sau khi được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, thành phố Hà Nội sẽ tập trung xây dựng chương trình, kế hoạch theo giai đoạn 5 năm và hàng năm; cụ thể hóa Quy hoạch bằng những đề án, dự án, chuyên đề, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên gắn với việc cân đối, sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn lực nhằm sớm đưa Quy hoạch Thủ đô vào cuộc sống.

Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, công tác tổ chức lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được chỉ đạo triển khai với tinh thần khẩn trương, khoa học, nghiêm túc; huy động được sự tham gia của các ban, bộ, ngành Trung ương, địa phương, viện nghiên cứu, trường đại học, chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước…

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã nghe báo cáo và cho ý kiến chỉ đạo, trình Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội xem xét, thông qua nội dung Quy hoạch Thủ đô. Thành phố đã tổ chức hơn 100 cuộc hội thảo khoa học, hội nghị tham vấn các chuyên gia, nhà khoa học. Quy hoạch đã được bổ sung, hoàn thiện trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các Ban, Bộ, ngành, địa phương, Đảng đoàn Quốc hội, các tổ chức đoàn thể và cộng đồng dân cư.

Đáng chú ý, ngày 23/2, Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực) đã tổ chức Hội nghị thẩm định Quy hoạch Thủ đô theo quy định của Luật Quy hoạch; nhất trí thông qua với kết quả 31/31 phiếu đồng ý (đạt 100%). Nhìn chung, Quy hoạch Thủ đô Hà Nội được các chuyên gia, các nhà khoa học, các Ban, Bộ, ngành, đoàn thể đánh giá có chất lượng khá tốt.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, việc lập Quy hoạch Thủ đô là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu để cụ thể hóa Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Qua đó, tạo lập không gian phát triển mới, với “tầm nhìn mới - tư duy mới” để tạo ra “cơ hội mới - giá trị mới”, đồng thời thể hiện khát vọng "mơ xa - nghĩ lớn" với "giải pháp thông minh - hành động quyết liệt - kết quả thực chất" và hướng tới mục tiêu cuối cùng là "phục vụ nhân dân", xây dựng Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, hướng tới kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng vào năm 2030 và 100 năm ngày thành lập nước vào năm 2045.

Cũng tại hội nghị, nêu ý kiến về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, các đại biểu yêu cầu tiếp tục rà soát, hoàn thiện để làm rõ hơn chức năng, vị trí, vai trò của Thủ đô trong quá trình lịch sử nhằm thấy rõ vai trò, vị thế, sứ mệnh của Hà Nội đối với vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước; nhấn mạnh vai trò của văn hóa, con người, quan điểm phát triển bao trùm, nhanh và bền vững dựa vào 3 chuyển đổi: Chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn.

Theo báo cáo của UBND thành phố Hà Nội, Quy hoạch Thủ đô đến năm 2030 có mục tiêu tổng quát: Hà Nội là thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, xanh, thông minh, nơi hội tụ tinh hoa văn hóa của cả nước và thế giới; trung tâm đi đầu trong nghiên cứu, sáng tạo, ứng dụng và chuyển giao khoa học - công nghệ mới; trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng và vùng động lực phía Bắc; trung tâm kinh tế tài chính lớn, cực tăng trưởng có vai trò dẫn dắt kinh tế của đất nước, có tầm ảnh hưởng trong khu vực, dựa trên mô hình phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn, kinh tế số và kinh tế chia sẻ; thực sự là trung tâm lớn, tiêu biểu, hàng đầu cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao, ngang tầm khu vực và quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế...

Quy hoạch Thủ đô đặt ra tầm nhìn và khát vọng phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2050 có mức sống và chất lượng cuộc sống cao; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc và hài hòa, tiêu biểu cho cả nước; có trình độ phát triển ngang tầm các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới; là thành phố kết nối toàn cầu, xanh - thông minh - thanh bình - thịnh vượng; là nơi đáng đến, lưu lại, đáng sống và cống hiến.

Miền Bắc giảm nhiệt sâu, rét đậm, có nơi dưới 10 độ C
Miền Bắc giảm nhiệt sâu, rét đậm, có nơi dưới 10 độ C
(Ngày Nay) - Không khí lạnh tiếp tục tăng cường, Bắc Bộ và Bắc Trung bộ trời rét, vùng núi Bắc Bộ có nơi rét đậm. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ phổ biến từ 14 - 17 độ C, vùng núi 11 - 14 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 10 độ C.
Tiến trình hạ nhiệt lạm phát tại Mỹ có nguy cơ chệch hướng
Tiến trình hạ nhiệt lạm phát tại Mỹ có nguy cơ chệch hướng
(Ngày Nay) - Ngày 11/12, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cảnh báo đề xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump về việc áp thuế trên diện rộng đối với hàng nhập khẩu có thể cản trở những nỗ lực nhằm hạ nhiệt lạm phát và khiến giá tiêu dùng tăng.
Vịnh Hạ Long: Sức sống bền vững của di sản thế giới 30 năm tuổi - Bài 3: Hệ sinh thái độc nhất vô nhị được gìn giữ
Vịnh Hạ Long: Sức sống bền vững của di sản thế giới 30 năm tuổi - Bài 3: Hệ sinh thái độc nhất vô nhị được gìn giữ
(Ngày Nay) - Cách đây 30 năm, ngày 17/12/1994, Việt Nam lần đầu được ghi danh Di sản thiên nhiên thế giới với danh thắng Vịnh Hạ Long. Những giá trị độc đáo, ngoại hạng của danh thắng được thiên nhiên ưu đãi, kiến tạo từ hàng triệu năm trước đã đem lại niềm tự hào nhưng cũng là trách nhiệm lớn lao cho Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng.
Vịnh Hạ Long: Sức sống bền vững của di sản thế giới 30 năm tuổi - Bài 2:Phát huy giá trị cốt lõi của di sản Vịnh Hạ Long
Vịnh Hạ Long: Sức sống bền vững của di sản thế giới 30 năm tuổi - Bài 2:Phát huy giá trị cốt lõi của di sản Vịnh Hạ Long
(Ngày Nay) - Cách đây 30 năm, ngày 17/12/1994, Việt Nam lần đầu được ghi danh Di sản thiên nhiên thế giới với danh thắng Vịnh Hạ Long. Những giá trị độc đáo, ngoại hạng của danh thắng được thiên nhiên ưu đãi, kiến tạo từ hàng triệu năm trước đã đem lại niềm tự hào nhưng cũng là trách nhiệm lớn lao cho Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng.
Vịnh Hạ Long: Sức sống bền vững của di sản thế giới 30 năm tuổi - Bài 1: Hành trình UNESCO vinh danh
Vịnh Hạ Long: Sức sống bền vững của di sản thế giới 30 năm tuổi - Bài 1: Hành trình UNESCO vinh danh
(Ngày Nay) - Cách đây 30 năm, ngày 17/12/1994, Việt Nam lần đầu được ghi danh Di sản thiên nhiên thế giới với danh thắng Vịnh Hạ Long. Những giá trị độc đáo, ngoại hạng của danh thắng được thiên nhiên ưu đãi, kiến tạo từ hàng triệu năm trước đã đem lại niềm tự hào nhưng cũng là trách nhiệm lớn lao cho Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng.