Sự lên ngôi của cửa hàng tiện lợi tự động tại Trung Quốc trong mùa dịch

(Ngày Nay) - Khi dịch Covid-19 đặt ra những thách thức lớn cho các ngành nghề tại Trung Quốc, thì các cửa hàng tiện lợi tự động - vốn bị coi là mốt nhất thời, một cơ hội để phát triển.
Sự lên ngôi của cửa hàng tiện lợi tự động tại Trung Quốc trong mùa dịch

Tương lai của ngành bán lẻ..

Trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, các cơ quan y tế ở Trung Quốc đã khuyến khích mọi người tránh tất cả các tương tác giữa mọi người. Do đó, kiểm mua sắm truyền thống đã trở thành việc kinh doanh rủi ro cho cả khách hàng và nhân viên.

Vào đầu tháng 2, Suning.com - một nhà bán lẻ có trụ sở tại Nam Kinh hoạt động trực tuyến và ngoại tuyến, đã quyết định biến toàn bộ 12 cửa hàng tiện lợi thông minh của mình thành mô hình tự vận hành 24/7.

Kể từ đầu năm 2019, các cửa hàng tiện lợi tự động chỉ phân bổ ở một số thành phố, bao gồm Thượng Hải, Thâm Quyến và Nam Kinh. Ban ngày sẽ có các nhân viên thông thường nhưng sẽ hoàn toàn vận hành tự động vào ban đêm.

Để vào cửa hàng tiện lợi thông minh, khách hàng quét mã QR ở cửa. Sau đó, khi thanh toán, họ đưa các mặt hàng của mình lên một máy thanh toán, giúp quét mã vạch trên từng mặt hàng riêng lẻ và tính tổng hóa đơn. Khách hàng có thể thanh toán bằng ứng dụng thanh toán di động như WeChat.

Xu Hongping, người giám sát sự phát triển của các cửa hàng bán lẻ thông minh của Suning, cho biết ngoài việc giám sát nền tảng dịch vụ khách hàng 24/7 của công ty, nhiệm vụ của nhân viên mỗi buổi sáng chỉ là bổ sung hàng hóa vào các kệ.

"Trong khi dịch bệnh bùng phát, khả năng tự động của các cửa hàng trùng khớp với nhu cầu giảm giao tiếp giữa con người. Và vào những ngày bình thường, những công nghệ này giúp chúng tôi tăng hiệu quả kinh doanh bằng cáhc giảm số lượng người làm việc trong cửa hàng và kiểm kê hàng hóa dễn hơn", Xu cho biết.

Hay xu thế nhất thời?

Các cửa hàng "không người" lần đầu tiên xuất hiện tại Trung Quốc vào cuối năm 2016, khi một loạt các công ty công nghệ trong nước đua tranh ra mắt công nghệ này. Vào cuối năm 2017, hơn 138 công ty đã mở khoảng 200 cửa hàng tiện lợi tự động ở Trung Quốc.

Nhưng sự bùng nổ này hết sức ngắn ngủi, vì các cửa hàng không thu hút đủ khách hàng một khi cơn sốt đi qua. Kể từ đầu năm 2018, nhiều công ty đã đóng cửa các mô hình này. Ví dụ, GoGo Xiaochao -một công ty có trụ sở tại Thành Đô, đã đóng cửa tất cả các cửa hàng tiện lợi chỉ sau 4 tháng đi vào hoạt động.

"Tại thời điểm đó, những nhà bán lẻ đang tập trung quá nhiều vào ý tưởng tự động và bỏ qua nhu cầu của khách hàng về dịch vụ tốt", ông Rosie Zhang, đồng sáng lập của công ty bán lẻ Cloudpick có trụ sở tại Thượng Hải, cho biết.

Nhiều cửa hàng không người thế hệ đầu tiên đã không bày bán các sản phẩm như cơm hộp bento, một trong những mặt hàng phổ biến nhất tại các cửa hàng tiện lợi Trung Quốc. "Nếu trải nghiệm người dùng không tốt, khách hàng sẽ không quay lại", ông Zhang chỉ ra.

Cloudpick đã thiết kế một hệ thống mang tên "Grab & Go, thanh toán vô tri" bằng cách áp dụng trí tuệ nhân tạo giúp khách hàng có trải nghiệm mua sắm độc đáo.

Trong các cửa hàng được trang bị công nghệ của Cloudpick, khách hàng được theo dõi bằng camera khi họ mua sắm các mặt hàng. Hệ thống máy tính sau đó thêm các mục đã chọn vào một giỏ mua hàng ảo gắn liền với mỗi khách hàng.

Tại đây, bạn không cần phải chờ thanh toán: thay vào đó, khách hàng chỉ cần ra khỏi cửa hàng, với hệ thống tính phí thẻ ngân hàng hoặc tài khoản thanh toán di động sẽ tự động trừ số tiền tương ứng. Hơn nữa, hệ thống có thể phục vụ hàng chục khách hàng cùng một lúc.

"Sự bùng phát của dịch Covid-19 có thể là một lợi thế bất ngờ cho các cửa hàng thông minh này. Khi một công nghệ mới xuất hiện, nó chỉ khiến mọi người tự nhiên nghi ngờ về nó. Nhu cầu tránh tiếp xúc đã thực sự thôi thúc mọi người tìm tới các cửa hàng này. Nếu có trải nghiệm tốt, họ có thể sẽ quay trở lại", ông Zhang nói.

Cho đến nay, 12 cửa hàng thông minh của Suning.com vẫn chưa được trang bị công nghệ thanh toán của Cloudpick, nhưng gã khổng lồ bán lẻ đã thành lập hai cửa hàng "Grab & Go" ở Nam Kinh. Theo Xu, Suning đang có kế hoạch mở thêm các cửa hàng thanh toán vô tri trong năm nay.

"Chúng tôi biết chính xác mặt hàng nào phổ biến và mặt hàng nào không. Chúng tôi biết những gì và bao nhiêu để bổ sung. Chúng tôi cũng biết những món hàng nào trên kệ thu hút nhiều khách hàng hơn", ông Xu nói.

Nhưng các chuyên gia hoài nghi về việc liệu robot có thể trở thành tương lai của ngành bán lẻ hay không.

Kathleen Richardson, nhà đạo đức robot tại Đại học De Montfort, Anh, cho rằng máy móc có các thông số cố định cho cách mọi thứ hoạt động, và do đó không đủ linh hoạt để đáp ứng nhu cầu đa dạng của con người, như mua sản phẩm dành cho người lớn hoặc các mặt hàng bị giới hạn độ tuổi khác.

"Tôi nghĩ rằng ban đầu nó sẽ rất vui đối với hầu hết mọi người, một điều mới lạ, nhưng sau đó nó sẽ nhanh chóng trở nên nhàm chán", cô nói. "Nếu bạn nghĩ về thị trường, hàng ngàn năm qua, đó là nơi mọi người trao đổi và cùng tồn tại. Tôi cho rằng mọi người sẽ không thích thú khi tới một cửa hàng mà lại quá vắng vẻ như nghĩa địa".

Theo Sixth Tone
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).