Sự sống "bấu víu" vào đường internet

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Giữa cuộc chiến tàn khốc tại Dải Gaza, việc nỗ lực duy trì kết nối internet luôn được xem là ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết.
Sự sống "bấu víu" vào đường internet

Khi chiến sự ngày càng gia tăng căng thẳng trên khắp Dải Gaza, Khalil Salim cùng gia đình đã liên tục phải sơ tán đến trú ẩn ở những nơi an toàn. Tuy nhiên, trong sự tuyệt vọng, anh hoàn toàn không biết phải đưa gia đình mình đi đâu để tránh dấn sâu vào chốn hiểm nguy.

"Lúc đó tôi hiểu rằng Internet chính là lời giải hướng dẫn. Chúng tôi không thể đánh giá tình hình, diễn biến giao tranh, nên đã lựa chọn theo dõi tin tức, các kênh truyền hình và mạng xã hội để cập nhật thông tin, đặc biệt là những trang tin chính thức của quân đội Israel cũng như các nguồn tin khác", Salim cho biết. Thế nhưng, khi không bị mất tín hiệu, mất kết nối, anh như bị bỏ lại, lạc vào bóng tối, không thể vạch ra một lộ trình an toàn.

“Điều bế tắc nhất với những người dân như chúng tôi là, dù biết có hướng dẫn sơ tán, ẩn náu của quân đội Israel, nhưng chúng tôi không có internet để tiếp cận thông tin. Hoàn cảnh thực sự rất khó khăn để chúng tôi biết mình thực sự phải làm gì để được an toàn. Đôi khi mạng internet sẽ mất trong hai ngày, nhưng cũng có lúc thậm chí là cả tuần dài đằng đẵng”.

Với tình hình hiện nay tại khu vực Dải Gaza, việc kết nối mạng trở nên khó khăn và nguy hiểm hơn bao giờ hết, khi khoảng 70% cơ sở hạ tầng cần thiết cho hoạt động thông tin liên lạc và công nghệ đã bị hư hại hoặc phá hủy. Dù vậy, rất nhiều kỹ sư công nghệ Palestine đang nỗ lực đảm bảo “đường dây cứu sinh kỹ thuật số” quý giá cho hàng nghìn người ở vùng đất này.

Sự sống "bấu víu" vào đường internet ảnh 1

Tuy nhiên, việc duy trì kết nối internet đôi khi phải trả cái giá rất đắt và chứa đựng nhiều rủi ro khi có nguy cơ phải đứng trước “cửa tử”. Nhiều người dân chấp nhận liều mình leo lên nơi cao để bắt tín hiệu sóng, hay các kỹ sư vẫn quyết đi đến những khu vực nguy hiểm để sửa chữa cáp hoặc tháp viễn thông bị hư hại. Vào tháng 5, một cuộc không kích của Israel tấn công vào đám đông bên ngoài cửa hàng dân sinh ở thành phố Gaza chuyên cấp phát tín hiệu internet trong khu vực, đã khiến ít nhất ba người thiệt mạng và hơn 20 người khác bị thương.

"Internet chính là sự sống. Nếu không có internet, cuộc sống của chúng tôi như hoàn toàn vô nghĩa, nó giống như một nhà tù", Khalil Salim, một kỹ sư công nghệ thông tin, hiện đang sống tại Al-Mawasi, một khu vực ở ngoại ô phía tây Khan Younis, nơi anh hiện đang sống cùng gia đình sau khi chạy trốn khỏi thành phố biên giới Rafah, chia sẻ.

Trong bối cảnh hiện nay, SIM điện tử và eSIM được tính đến như một giải pháp thay thế, khi mà việc ổn định đường dây kỹ thuật số tại Dải Gaza thường xuyên gặp phải sự cố do giao tranh kéo dài. eSIM sẽ cho phép cho người dùng kích hoạt gói mạng dữ liệu di động mà không cần tới thẻ SIM vật lý. Chúng có thể được kích hoạt bằng mã QR, cho phép người dùng kết nối ở chế độ chuyển vùng với mạng nước ngoài.

Dự án tình nguyện Gaza Online hiện đang cung cấp eSIM miễn phí cho các gia đình nhằm giúp họ giữ liên lạc với nhau. Nhóm dựa vào các khoản quyên góp hiện vật là mã kích hoạt eSIM và kết nối chúng với các gia đình ở Gaza thông qua nền tảng WhatsApp.

Nadine Hassan, giám đốc điều hành dự án Gaza Online có trụ sở tại Jordan, cho biết công việc của nhóm tình nguyện đang ngày càng trở nên “chông gai hơn” khi gặp một số hạn chế trong vấn đề tài chính để duy trì hoạt động, đặc biệt là trong việc mua eSIM trực tuyến.

“Việc kích hoạt eSIM đòi hỏi phải được thực hiện trên một mẫu điện thoại thông minh thế hệ mới cùng phần mềm được cập nhật. Đây là một yêu cầu tương đối khó khăn đối với người dân tại Gaza trong thời điểm hiện nay, những người vốn đang phải vật lộn với hoàn cảnh để tìm kiếm lương thực, thực phẩm và nước sạch”, bà Hassan cho biết.

Theo Bloomberg
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).
Tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh: THX/TTXVN
WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ thứ hai
(Ngày Nay) - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố việc cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine LC16m8 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vaccine kịp thời tại các cộng đồng đang bùng phát dịch đậu mùa khỉ.