Nghiên cứu mới được thực hiện bởi NASA và các nhà khoa học thuộc Trung tâm Hàng không và Vũ trụ Đức. Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra khả năng chịu đựng của vi sinh vật đối với các điều kiện trên Sao Hỏa bằng cách phóng chúng vào tầng bình lưu của Trái đất, vì nó đại diện cho các điều kiện quan trọng tương tự như trên hành tinh Đỏ.
Nghiên cứu này mở đường cho việc tìm hiểu không chỉ mối đe dọa của vi khuẩn đối với các sứ mệnh không gian, mà còn cả các cơ hội để nghiên cứu các tài nguyên độc lập khi ra khỏi Trái đất.
Hiểu được khả năng chịu đựng của vi sinh vật trong du hành vũ trụ là rất quan trọng cho sự thành công của các sứ mệnh trong tương lai. Khi tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất, chúng ta cần chắc chắn rằng bất cứ thứ gì chúng ta khám phá được sẽ đi cùng chúng ta từ Trái đất.
"Chúng tôi đã phóng các vi sinh vật vào tầng bình lưu bên trong MARSBOx (Thiết bị thử nghiệm vi sinh vật trong bầu khí quyển cho bức xạ, sự sống còn và kết quả sinh học), được giữ ở áp Suất sao Hỏa và chứa đầy bầu khí quyển nhân tạo như Sao Hỏa trong suốt sứ mệnh.
Hộp chứa hai lớp mẫu, với lớp dưới cùng được che chắn khỏi bức xạ. Điều này cho phép chúng tôi tách các tác động của bức xạ khỏi các điều kiện đã được thử nghiệm khác đó là hút ẩm, khí quyển và sự dao động nhiệt độ trong suốt chuyến bay. Các mẫu lớp trên cùng tiếp xúc với bức xạ tia cực tím nhiều hơn một nghìn lần so với mức có thể gây cháy nắng trên da của chúng ta", Marta Filipa Cortesão thuộc Trung tâm Hàng không và Vũ trụ Đức, cho biết.
Mặc dù không phải tất cả các vi sinh vật đều sống sót sau chuyến đi, nhưng một vi khuẩn được phát hiện trước đây trên Trạm Vũ trụ Quốc tế, nấm mốc đen Aspergillus niger, có thể hồi sinh sau khi nó trở về nhà.
Các vi sinh vật có mối liên hệ chặt chẽ với chúng ta từ cơ thể, thức ăn, môi trường của chúng ta, vì vậy không thể loại trừ chúng trong việc du hành vũ trụ.
Công trình nghiên cứu đã được đăng tải trên tạp chí Frontiers in Microbiology.