Sự thật thông tin dùng kim chích vào đầu để “lớn nhanh như thổi“

Nhiều bà mẹ chia sẻ quan niệm dân gian, việc dùng kim chích vào đầu rồi nặn máu độc sẽ giúp đứa trẻ "lớn nhanh như thổi", thoát khỏi các bệnh ốm vặt.
Hình ảnh một em bé làm lễ chích đẹn được chia sẻ trên mạng xã hội.
Hình ảnh một em bé làm lễ chích đẹn được chia sẻ trên mạng xã hội.

Báo Infonet đưa tin, thời gian gần đây, nhiều mẹ "bỉm sữa" đã chia sẻ kinh nghiệm nuôi con hay ăn, chóng lớn, chữa được các bệnh bằng cách... dùng kim chích vào đầu rồi nặn máu độc (chích đẹn).

Cụ thể, người thực hiện việc chích đẹn sẽ dùng các vật sắc nhọn như que kim, chích lên đầu và cơ thể trẻ sơ sinh để chữa bệnh. Sau khi chích xong, “thầy lang” sẽ bóp ra một lượng máu (gọi là máu độc, có màu đen) ra khỏi cơ thể bé.

Người lan truyền thông tin trên mạng xã hội cho rằng, bằng phương pháp này, các bé sẽ tránh được bệnh tật, ngủ ngon, ăn tốt và “lớn nhanh như thổi”.

Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cảnh báo rằng kinh nghiệm dân gian cho lễ đẹn, chích đẹn đều không tốt, thậm chí còn có hại cho trẻ sơ sinh.

Đã có nhiều trường hợp cha mẹ phải ân hận nhìn con đau mà không có cách nào can thiệp vì lỡ tin “dân gian”. Điển hình như trường hợp một bệnh nhi nhà ở Tây Ninh được đưa đến điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM) trong tình trạng tri giác lơ mơ, da xanh tái, phần lưng có nhiều vết cắt lể vẫn còn chảy máu.

Gia đình cho biết, bé thường khóc đêm nên bà cháu nghĩ đến việc cắt lể để cháu hết khóc đêm. Thầy lang đã mạnh tay dùng dao lam cắt những vết sau lưng cho bé, nặn máu độc ra với mong muốn để giải thoát  tình trạng khóc đêm cho bé. Chuyện khóc đêm không những không được cải thiện mà còn làm cho cháu bà thêm khóc nhiều vì đau, nhiễm trùng do vết thương bị cắt ở lưng.

Các bác sĩ xác định bé đã rơi vào tình trạng xuất huyết não. Bé được truyền bù máu, điều trị chống nhiễm trùng vết cắt lể và theo dõi tình trạng xuất huyết não.

Đồng quan điểm này, báo Kiến thức dẫn lời PGS. TS. BS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, lễ chích đẹn một số địa phương còn gọi là lễ chích lể là phương pháp không có cơ sở khoa học và tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm cho trẻ nhỏ.

Trước kia, khi dân trí chưa phát triển, người dân chưa nhận biết hậu quả của chích đẹn nên nó được sử dụng khá nhiều. Ngày nay việc chích đẹn chỉ rải rác ở một số nơi.

Chích đẹn rất nguy hiểm, có thể gây chảy máu nhiều nếu chích rạch vào mạch máu. Nếu trẻ không may bị rối loạn đông máu mà không biết, khi chích sẽ gây ra chảy máu không cầm được. Khi trẻ bị mất máu quá nhiều có thể gây tử vong.

"Những vết thương do chích đẹn có thể bị nhiễm trùng nếu không được chăm sóc tốt. Nếu các vật dụng không được vô khuẩn tốt có thể gây ra nhiễm trùng máu nguy hiểm tới tính mạng. Hoặc những vết thương có để lại sẹo xấu gây ra mất thẩm mỹ khi trẻ lớn lên".

PGS.TS Dũng nhấn mạnh.Cũng theo PGS. TS Dũng, mối nguy hiểm ít ai biết khi làm lễ chích đẹn cho trẻ là nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm như: viêm gan B, viêm gan C, HIV… khi dùng chung vật dụng trong lễ chích đẹn.

PGS.TS Dũng khuyến cáo: "Tuyệt đối không dùng chích đẹn để trị bệnh cho trẻ nhỏ vì có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Chích đẹn là phương pháp chữa bệnh phản khoa học, nó không giúp trẻ ăn nhiều, khỏe mạnh hơn.

Theo Báo Giao thông
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2023.
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024
(Ngày Nay) - Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024 bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phong phú, đa dạng, như: Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống thi leo cột chinh phục tình yêu, đánh yến, trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng; điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng...
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.