Các loại tai nghe không dây như AirPods và Samsung Galaxy Buds đang trở nên hết sức thông dụng trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đang ngày càng lên tiếng lo ngại về tác hại của chúng đối với sức khỏe con người.
Các thiết bị khai thác công nghệ Bluetooth - một loại sóng vô tuyến tần số điện từ (EMF), có thể truyền dữ liệu gây nguy hiểm cho hộp sọ của người dùng.
"Mối quan tâm của tôi đối với AirPods là vị trí của chúng trong ống tai làm cho các mô trong đầu chúng ta tiếp xúc với bức xạ tần số vô tuyến tương đối cao", ông Jerry Phillips - giáo sư sinh hóa tại Đại học Colorado, cho biết.
Bản kiến nghị, được gọi là "Kháng cáo của nhà khoa học EMF quốc tế", với chữ ký của 250 chuyên gia trong lĩnh vực, cho biết:
"Dựa trên nghiên cứu được công bố, chúng tôi có những lo ngại nghiêm trọng về sự phổ biến và tăng mức độ tiếp xúc với EMF được tạo ra bởi các thiết bị điện và không dây".
Bản kiến nghị đề cập thêm các chẩn đoán như ung thư, rối loạn thần kinh và thậm chí tổn thương DNA, trích dẫn nghiên cứu liên quan đến phơi nhiễm EMF qua việc sử dụng tai nghe không dây. Tài liệu cũng chỉ ra những phát hiện gần đây của Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế, cho thấy EMF "có thể gây ung thư" đối với con người, vì EMF ở mức cao có thể làm tăng nhiệt và tăng sự phát triển tế bào trong cơ thể người.
Bản kiến nghị cũng đề cập đến thực tế là các cơ quan tương ứng được cho là đã đưa ra các tiêu chuẩn an toàn về mức độ phơi nhiễm EMF cho phép cho đến nay đã không thành công, thêm vào đó là "không có sự hướng dẫn đầy đủ" để bảo vệ công chúng, đặc biệt là trẻ em - "đối tượng dễ bị tổn thương hơn với các tác động của EMF ". Bản kiến nghị đã công khai chỉ trích WHO về vấn đề này:
"Bằng cách không hành động gì, WHO không hoàn thành vai trò là cơ quan y tế công cộng quốc tế ưu việt".
Trong cuộc cách mạng công nghệ và kỹ thuật số nhiều năm qua và với sự ra mắt điện thoại thông minh tiên tiến, tiếp xúc với EMF đã trở thành một chủ đề của nghiên cứu kỹ lưỡng.
Cụ thể hơn, Tiến sĩ Andrew Goldsworthy, một giảng viên đã nghỉ hưu từ Đại học Hoàng gia London, một trong ba trường đại học hàng đầu của Vương quốc Anh sau Oxford và Cambridge, đã mô tả "Hiệu ứng sinh học của các trường điện từ yếu" trong một ấn phẩm xuất bản vào tháng 3 năm 2012.
Bước sóng ngắn, cũng như thời gian tăng và giảm nhanh chóng của các xung phát ra từ sóng Bluetooth và điện thoại di động, có thể làm hỏng các tế bào của con người bằng cách loại bỏ tín hiệu ion canxi và làm cho các kênh ion bị rò rỉ trong thời gian dài, từ đó làm tăng nguy cơ ung thư.
Với việc tiếp xúc EMF ngay sát vùng đầu này, như khi đeo tai nghe không dây, hàng rào máu não bị suy yếu, dẫn đến tổn thương tế bào thần kinh, Tiến sĩ Goldsworthy cho biết.
Trong khi đó, một số nhà khoa học, đặc biệt là các nhà sinh học, đã cáo buộc kiến nghị nói trên đã đưa ra các bằng chứng không đầy đủ để chứng minh các tác động tiêu cực của sóng EMF, cho rằng các lập luận đưa ra là không đủ tin cậy và sóng vô tuyến trong tai nghe là quá nhỏ để gây ra bất kỳ tác hại.
"Có hàng nghìn bài báo có chất lượng và mức độ phù hợp với sức khỏe khác nhau, theo mọi hướng", ông Kenneth Foster - giáo sư nghiên cứu sinh học tại Đại học Pennsylvania, khẳng định, nói thêm rằng không có bằng chứng khách quan nào về tác hại của EMF gây ra.
Tai nghe không dây có khả năng gây ung thư
(Ngày Nay) - Có tới 250 nhà nghiên cứu đã kêu gọi các quốc gia thành viên của WHO và Liên Hợp Quốc, lưu ý về tác hại của sóng điện từ trong các thiết bị không dây, có thể gây ung thư và các chứng bệnh về thần kinh.
Theo Sputnik