Talkshow: “Rap Talk: Ngôn từ trong Rap”

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Tối 26/11, Talkshow “Rap Talk: Ngôn từ trong Rap” đã diễn ra và phát sóng trực tiếp trên fanpage của chương trình. Đồng hành xuyên suốt chương trình, cùng trao đổi và bàn luận xoay quanh chủ đề ngôn từ trong rap trước sự phát triển lớn mạnh của dòng nhạc này trong thời gian qua là 3 vị khách mời: Tiến sĩ Ngôn Ngữ Học - Đoàn Tiến Lực, Host - TS. Trịnh Lê Anh, Rapper DVD .
Talkshow: “Rap Talk: Ngôn từ trong Rap”

Trong những năm gần đây Rap Việt đã có sự bùng nổ mạnh mẽ cả về chất lượng và số lượng. Có những người nghệ sĩ trẻ tài năng, sản xuất ra các sản phẩm nhạc Rap vừa mang đậm dấu ấn của nền văn hoá Việt, vừa hoà quyện trong nhịp thở văn hoá hiện đại. Tuy nhiên vẫn còn những bài Rap sử dụng ngôn từ chưa chỉn chu, có lyric thô tục và đi ngược lại nền văn hoá. Vậy có “Lối đi nào dành cho ngôn từ của Rap” hay không và công chúng đang cần gì ở nhạc Rap? Hai vấn đề này đã được chia sẻ cởi mở trong Talkshow “Rap Talk: Ngôn từ trong Rap” được tổ chức bởi nhóm 21.CREW – sinh viên trường Đại học Văn Hoá Hà Nội.

Mở đầu Talkshow, các khách mời bàn luận về việc sử dụng ngôn từ trong những bài Rap của nghệ sĩ Việt hiện nay. Nhìn nhận về vấn đề này, Tiến sĩ Ngôn Ngữ Học Đoàn Tiến Lực thẳng thắn đưa ra quan điểm cá nhân: “Rap là thể loại âm nhạc rất độc đáo, mang đến món ăn tinh thần hấp dẫn cho công chúng. Rap có cội nguồn từ Âu Mỹ, tuy nhiên khi Rap du nhập vào thị trường nhạc Việt thì tôi không đồng tình với ý kiến rap phải chứa ngôn từ thô tục, mạnh bạo. Giá trị của Rap vẫn nằm ở tính nghệ thuật, giai điệu kết hợp với các yếu tố cốt lõi như thông điệp và năng lượng truyền tải đến công chúng. Từ đó, mở ra biên độ để rap phát triển phong phú thành nhiều trường phái khác nhau, không chỉ là mạnh bạo, thô tục”.

Talkshow: “Rap Talk: Ngôn từ trong Rap” ảnh 1

Tiến sĩ Ngôn Ngữ Học Đoàn Tiến Lực

Những nghệ sĩ trẻ khi đưa nhạc Rap vào nền âm nhạc Việt Nam cần làm Rap “nhập gia tuỳ tục” để có những sản phẩm phù hợp nhất đến với khán giả Việt. Trả lời cho vấn đề sử dụng ngôn từ trong Rap, Host - TS. Trịnh Lê Anh nêu quan điểm: “Có những bài hát chứa ngôn từ tục tĩu tạo thành trend và điều đó khiến cho người viết rap thế hệ sau có những định hình như vậy. Mọi môn nghệ thuật khi vào nước ta đều ở trong tâm thế đón nhận và thu nạp. Điều quan trọng chính là trong tâm thức của rapper nên có sự tư duy sáng tạo đi kèm với đó là ý thức dân tộc để tạo ra sân chơi lành mạnh và phù hợp với thị hiếu của người nghe.”

Talkshow: “Rap Talk: Ngôn từ trong Rap” ảnh 2

Host - TS. Trịnh Lê Anh

Bản thân là một người nghệ sĩ trực tiếp hoạt đọng trong cộng đồng Rap, Rapper DVD đồng tình với quan điểm Rap phải mạnh bạo phải thô tục là sai của TS Đoàn Tiến Lực. Rapper trẻ chia sẻ: “Rap là một phần của hiphop và xuất phát từ đường phố không phải từ học viện hay những nơi cao sang chính vì vậy nó gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của mọi người. Những không phải vì vậy mà nói cứ nhạc rap là phải mạnh bạo, phải thô tục. Quan điểm này hoàn toàn sai, mình nghĩ có thể gọi đó là một phần đặc trưng của Rap. Nhạc Rap có rất nhiều thể loại và công chúng của Rap cũng có những sự phân vùng cụ thể. Các Rapper có những sản phẩm riêng “trong nhà” và những sản phẩm dành cho tất cả công chúng. Trong cộng đồng có sự trộn lẫn giữa âm nhạc chính thống và không chính thống nên không thể tránh khỏi những ý kiến trái chiều. Chính vì vậy bản thân người chơi Rap cần định hình bản thân bởi hiện nay thể loại này đang nhận được sự quan tâm rất lớn của công chúng”.

Talkshow: “Rap Talk: Ngôn từ trong Rap” ảnh 3

Rapper DVD

Một vấn đề trăn trở rất lớn đối với những người nghệ sĩ Rap chân chính đó là làm thế nào để vừa có những sản phẩm hay, phù hợp với văn hoá Việt Nam nhưng không làm mất đặc trưng của Rap. Từ chính những trải nghiệm của mình, Rapper DVD chia sẻ: “Không phải tất cả mọi người đều sống đúng với chuẩn mực xã hội đặt ra mà có thể họ đang sống trong một phạm vi, một thói quen nào đó của chính mình. Các nghệ sĩ Rap cũng vậy, họ quen sử dụng những ngôn ngữ biểu đạt của chính họ, họ không cố làm cho Rap thô tục hơn. Để có một sản phẩm hay, chân thật và nhiều xúc cảm thì các bạn rapper phải viết theo sở thích, theo lối sống của chính các bạn”. DVD nghĩ rằng rapper cũng có lúc buồn lúc tuyệt vọng và chỉ có nhạc rap mới thể hiện được cảm xúc, con người và nói lên những điều các bạn suy nghĩ. Chính vì vậy ngoài việc xử phạt với người sáng tác cần phải có sự kiểm soát đối với những người sử dụng nội dung âm nhạc đó. Đặc biệt các Rapper khi lên Mainstream bắt buộc phải điều chỉnh ngôn từ, nội dung bài nhạc của mình sao cho phù hợp với công chúng và văn hoá của đất nước”.

Bàn về câu chuyện khi tác phẩm rap bị công chúng phản đối thì sẽ có một bộ phận nghĩ rằng đó là giới hạn và trói buộc nghệ thuật, TS. Đoàn Tiến Lực đã một lần nữa thể hiện quan sát cá nhân: “Rap vào Việt Nam cần đặt để làm sao cho phù hợp với văn hoá và thị hiếu của khán giả. Chú thể nghệ thuật nên có những cởi mở sáng tạo hơn thay vì bó hẹp tư tưởng về rap chỉ ở một đặc trưng nhất định đồng thời thiết chế để giữ gìn văn hoá thực sự rất quan trọng, những tác phẩm rap hay và có giá trị ngôn từ sâu sắc xứng đáng được lan toả và ngược lại, rapper và người chơi nhạc cần chịu trách nhiệm pháp lý trước những tác phẩm có ngôn từ phản cảm và thô tục.”

Ngày nay, mạng xã hội phát triển hơn và là cơ hội để các bài nhạc đến gần hơn với công chúng. Tuy nhiên, để không chịu ảnh hưởng bởi các thế hệ đi trước và thể hiện được phong cách riêng của cá nhân thì mỗi rapper sẽ phải tạo cho mình tư duy khác biệt, khéo léo sử dụng yếu tố lyric trong rap để thể hiện được cái tôi, màu sắc mà không hề pha trộn với rapper khác và làm phai màu đi thể loại rap. Chinh phục văn hoá người Việt Nam trước khi chạm đến văn hoá của thế giới.

Talkshow: “Rap Talk: Ngôn từ trong Rap” ảnh 4

Một số khách mời khác có mặt tại sự kiện.

Talkshow: “Rap Talk: Ngôn từ trong Rap” ảnh 5

Một số khách mời khác có mặt tại sự kiện.

Buổi talkshow kết thúc trong không gian mở và mong muốn của host Trịnh Lê Anh đó là cuộc trò chuyện này sẽ không “cuốn gói” trong khuôn mẫu nhất định để mỗi người sẽ tiếp cận và xây dựng cho mình được quan điểm của họ. Giúp cho khán giả sẽ tiếp tục suy nghĩ về câu chuyện của rap và ngôn từ thế nào mới thực sự phù hợp cho rapper và cả những người thưởng thức âm nhạc.

Sự kiện diễn ra thành công với những con số khá ấn tượng qua lượt tương tác người xem trực tiếp, bình luận, chia sẻ trong livestream. Dưới sự nỗ lực và tâm huyết của nhóm sinh viên trường Đại học Văn hoá cùng sự đồng hành và kết nối của ba khách mời TS. Trịnh Lê Anh, TS. Đoàn Tiến Lực và Rapper DVD talkshow đã đạt được nguyện vọng và mong muốn của nhóm khi thực hiện và truyền tải thông điệp cốt lõi “Ngôn ngữ của tôi – Văn hoá của chúng ta”.

Bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam. Ảnh: baochinhphu.vn
Xuất bản bộ sách 14 tập về lịch sử quân sự Việt Nam
(Ngày Nay) - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa tổ chức xuất bản lần thứ ba bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam của Viện Lịch sử quân sự nhằm tiếp tục truyền bá tri thức lịch sử quân sự dân tộc tới các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế. Đây là một trong những hoạt động hướng tới các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.